Nude & Sex trong nghệ thuật

st1:*{behavior:url(#ieooui) }


/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-fareast-font-family:”Times New Roman”;
mso-fareast-theme-font:minor-fareast;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;
mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}

Sex “lên ngôi”

Không biết có phải vì các nhà sáng tác kịch bản ở nước ta đang khủng hoảng đề tài hay vì các scandal sex thời gian qua quá nhiều mà khiến cánh cửa nghệ thuật bỗng nhiên đón nhận một loạt sự xuất hiện của các tác phẩm có nhiều cảnh cởi y phục và diễn chuyện phòng the. Mà nào phải chỉ có điện ảnh, nơi mà hình ảnh thường sống động và chân thật, ngay cả sân khấu nơi vốn ước lệ, tượng trưng vẫn xuất hiện biển đề “cấm trẻ em dưới 14 tuổi”.

Nếu điện ảnh có Sống trong sợ hãi, Nụ hôn thần chết… thì sân khấu cũng có Trinh nữ, Nước mắt người điên, Sát thủ hai mảnh… Rồi chưa kể đến cả việc làm từ thiện, có khi cũng phải nude mới làm từ thiện được. Khoan hãy khen hay chê sự hay dỡ thế nào, mà thử ngẫm nghĩ lại vài năm trước đây, khi mà một nụ hôn trong nghệ thuật cũng khiến người xem bình phẩm thì việc phô bày thân thể hiện nay là một sự “cách tân” dữ dội biết bao.

Không ngoa khi nói, một số tác phẩm điện ảnh lẫn sân khấu ngày nay thu hút khán giả đến rạp trước hết bởi tính giật gân, câu khách của yếu tố sex được “rêu rao” trong những chiến dịch quảng bá. Không nói đâu xa, gần đây nhất, khi nghe bốn người đẹp Hồng Ánh, Mỹ Duyên, Xuân Lan, Lê Khánh trình diễn bikini trên sân khấu trong vở Sát thủ hai mảnh, khán giả thành phố ồn ào hẳn lên. Người tìm đến rạp nhiều khi chưa kịp biết nội dung vở kịch là gì, mà chỉ muốn xem thử có hay không màn trình diễn bikini thường được trong chờ nhất trong các cuộc thi hoa hậu. Ngoài những tràng vỗ tay, sân khấu bỗng rộn thêm những tiếng huýt sáo, những nụ cười tế nhị, những nét ngượng nghịu của khán giả đến rạp, mà không biết nên lý giải đó là khen hay chê.

Cái sự “lên ngôi” của sex còn thể hiện rõ hơn khi các ngôi sao, người của công chúng thời gian gần đây xuất hiện thường xuyên hơn trên các mặt báo để tuyên bố hùng hồn những câu đại loại như: “không ngại diễn cảnh sex”, “sẵn sàng hy sinh vì nghệ thuật”…  Hiển nhiên, người viết không có ý ám chỉ bất cứ điều gì từ các phát biểu này, mà điểm lại như thế chỉ nhằm mục đích cho thấy chuyện sex đã trở thành đề tài hot trong giới nghệ thuật thời gian vừa qua.

Nude “lan rộng”

Trên thế giới ảnh nude là một loại hình nghệ thuật theo đúng nghĩa. Nó có sự tìm tòi, sáng tạo và trong mỗi tác phẩm đều có một ý nghĩa, một giá trị đích thực. Tuy nhiên quan niệm của người phương Đông chưa thực sự thoải mái trong việc thưởng thức nghệ thuật nude. Ảnh nude đã có mặt ở Việt Nam từ rất lâu rồi nhưng gần đây đang nổi lên như một hiện tượng. Nude, bản thân từ này cũng vẫn là vấn đề nhạy cảm. Nhất là khi đại đa số người Việt hiện nay vẫn có cái nhìn khá khắt khe với nude. Nhiều người còn không phân biệt được giữa nude art (nghệ thuật) và naked (trần truồng) và quan niệm cứ khỏa thân là xấu. Thêm vào đó là những scandal liên quan đến vấn đề ảnh khỏa thân đã trở thành một cái nhìn định kiến về mặt trái của nude. Thậm chí nhiều nghệ sĩ còn gặp nạn khi ảnh nóng của mình bị tung lên mạng kéo theo hàng loạt những tin đồn theo kiểu tạo scandal để nổi tiếng.

Nhiếp ảnh gia Thái Phiên cũng khẳng định rằng: Ranh giới này rất mong manh mà người nghệ sĩ giống như diễn viên xiếc đi trên dây, nếu chụp không khéo sẽ dễ gây phản cảm. Hơn nữa ảnh khỏa thân cũng ít nhiều phụ thuộc vào con mắt và cái đầu của người thưởng ngoạn. Thật khó mà rạch ròi đâu là mỹ cảm đâu là nhục dục. Hai yếu tố này phải hòa trộn nhuần nhuyễn với nhau mới tạo nên một bức tranh nude đẹp. Họa sĩ Lê Thiết Cương đề cao yếu tố nhục cảm trong tranh nude. Nhưng nhục cảm đó không phải là sự ham muốn nhục dục mà cao hơn thế là sự khao khát vươn tới cái đẹp của tạo hóa, của con người. Yếu tố thứ 2  phải  là mỹ cảm mỹ thuật tức là thứ mỹ cảm được nâng lên thành cảm hứng sáng tạo cho người nghệ sĩ chứ không dừng lại ở những cảm xúc về cái đẹp như ở người thưởng thức.

Nhà nghiên cứu Vũ Huyền, Phó chủ tịch Hội nhiếp ảnh Việt Nam cho rằng, ảnh nude là một trong những nội dung của ảnh nghệ thuật. Nó là loại hình nghệ thuật ca ngợi vẻ đẹp vốn có của con người, là một dạng nghệ thuật đặc biệt cao cấp. Điều đó cho thấy con người không chỉ tạo ra những thành quả đẹp mà bản thân con người cũng là một cái đẹp. Trần Huy Hoan, nhiếp ảnh gia hàng đầu về đề tài này chia sẻ: “Khi chụp ảnh nude, tôi gặp rất nhiều rắc rối. Khó khăn lớn nhất vẫn là phải làm sao để hết sức tập trung vào công việc nếu không rất dễ bị sa lầy. Bản thân nội dung bức ảnh thì trần truồng, muốn nâng đến tầm nghệ thuật thì người chụp ảnh phải đủ trình độ để có thể phủ lên một thứ trang phục nhằm thi vị hóa nó. Điều này cũng còn tùy thuộc xem nhiếp ảnh gia chụp với mục đích gì. Nếu không đủ khéo léo bức ảnh dễ dàng biến thành tục tĩu và tầm thường. Ngoài ra cũng còn tùy thuộc vào cặp mắt và khả năng của người xem nữa”.


Đâu là “nghệ thuật vị nghệ thuật”?

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà nghệ thuật đang trở thành một món hàng hóa đặc biệt. Chính vì vậy, các yếu tố thị trường tác động vào và buộc nghệ thuật cần phải thích nghi với tốc độ phát triển của thời đại. Chúng ta mở cửa giao lưu văn hóa rộng rãi hơn với thế giới, chúng ta được ngắm những thước phim đề cập đến tình dục táo bạo của Châu Âu hay lãng mạn của Châu Mỹ. Và rồi, hòa nhập vào dòng chảy đó, chúng ta cũng bắt tay vào khai thác những khía cạnh vốn còn xa lạ với người Á Đông.

 Người Phương Tây, trong cuộc sống họ chào hỏi nhau hằng ngày bằng những nụ hôn nên cái hôn của họ xuất hiện trong tình tiết nào cũng hầu như ngọt ngào và đẹp, chúng ta cũng tập tành cách hôn, nhưng rồi vì nó vẫn là điều ít được công khai nên nó ngượng nghịu và nhiều khi chẳng còn đẹp nữa. Rồi không dừng ở hôn, chúng ta cũng học cách táo bạo hơn, học cách thu hút, lôi kéo khán giả hơn bằng những vấn đề không bó hẹp trong “tình tiền tù tội” mà mở rộng ra hơn ra chút: sex.

Thoạt đầu chỉ hở bờ vai, rồi hở thêm mảng lưng, và cuối cùng là tập cách… lên giường. Và lắm lúc, hình như vì chúng ta cứ bị “ngộp” trong tốc độ phát triển của xã hội mà quên mất sự khác biệt rất lớn của các người đẹp dạo bước trên sàn diễn hoa hậu ở các màn áo tắm với việc cởi áo, hở hang trên sân khấu.

Bản thân người viết “không quơ đũa cả nắm” vì chắc rằng đề cập đến sex cũng tồn tại nhiều tác phẩm có đạo diễn giỏi, diễn viên xuất sắc, cảnh quay đẹp và tác phẩm ra đời thật sự hay. Nhưng quả thật bên cạnh đó, cũng có một số tác phẩm dường như vì buộc phải “bằng chị bằng em”, mà xen vào nhiều cảnh quan hệ tình dục không cần thiết, phân đoạn được kéo dài khiến người xem cứ băn khoăn, không hiều vì sao phải dài thế. Cũng như lắm lúc, không cần phải cởi áo, khỏa thân, nhân vật vẫn có thể tìm được sự đồng điệu của công chúng thì hà cớ gì phải khỏa thân, cởi áo làm gì?

Còn đối với nude, ai cũng biết rằng nude hấp dẫn mọi người vì nó vừa đẹp lại vừa gợi cảm, vừa lạ lại vừa quen, vừa cụ thể lại vừa trừu tượng. Xã hội có định kiến không tốt về ảnh nude một phần cũng là do những bức ảnh chụp chưa đủ tiêu chuẩn. Muốn thay đổi cái nhìn ấy phải biết nâng giá trị nghệ thuật của bức ảnh lên một mức độ cao. Điều này đòi hỏi người chụp ảnh nude phải có trái tim biết rung động, giỏi tay nghề và đạo đức nghề nghiệp tốt.