Lê Thị Minh, GĐ CT nghệ thuật trang trí Lĩnh Nam – Hạnh phúc rất dễ tìm.

Normal
0

false
false
false

MicrosoftInternetExplorer4

st1:*{behavior:url(#ieooui) }


/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:#0400;
mso-fareast-language:#0400;
mso-bidi-language:#0400;}

Con đường của kẻ ngoại đạo

Bất kể đã gặp bao nhiêu lần thì cảm giác mà chị mang đến cho người đối diện vẫn rất thân thiện và cởi mở. Vì thế nên cuộc nói chuyện dẫu kéo dài hơn thời gian dự định khá lâu. Ly cà phê dần bị bỏ quên khi chị say sưa nhớ về những ngày đầu bước vào lĩnh vực décor. 

Ban đầu, chị không phải là dân kiến trúc, mà lại xuất phát từ một ngành khó có thể nói liên quan đến nghệ thuật: Kế toán xây dựng. Nhưng cũng chính thời gian đi làm đã cho chị biết là mình không hợp với lĩnh vực này. Trong thời gian đó, chị lại thường xuyên qua phụ giúp phòng thiết kế của công ty. Có lẽ nhờ lòng nhiệt tình, ham học hỏi và tiếp thu kiến thức khá nhanh nên cấp trên đã cử chị đi học ngành Họa – Kiến trúc. Và chị đã biết nắm lấy cơ hội ấy để chọn lại niềm đam mê đích thực cho mình.

Năm 1985, Nhật mở cuộc triển lãm đầu tiên tại hội chợ Quang Trung, chị lại mê ngay các thiết kế quảng cáo của họ. Sau đó, các tập đoàn Hàn Quốc cũng qua Việt Nam tổ chức khá nhiều cuộc triển lãm, dần dần hình thành trong chị ý định làm về thiết kế quảng cáo. Từ những gì được học hỏi và thành tích có được, cấp trên chuyển công tác chị sang phòng thiết kế quảng cáo. Tại đây, chị thường xuyên được tham dự hội chợ nước ngoài. Và từ những hội chợ ấy, chị đã có dịp làm quen với các mẫu thiết kế trang trí nhà cửa. Dù vậy, chị vẫn chưa biết phải bắt đầu từ đâu? Cho đến một lần, chị lên thăm các xưởng làm gốm xuất khẩu, tận mắt chứng kiến rất nhiều mẫu đồ gốm bị đập bỏ, chị xin mang về và tự hỏi: “Tại sao người nước ngoài có thể mua và sử dụng những mẫu trang trí đẹp này còn người Việt Nam thì không?”. Sau đó, chị quyết định sang Pháp để tìm đầu ra cho các sản phẩm gốm, đồng thời tìm hiểu về việc kinh doanh cửa hàng bán đồ trang trí trong nhà theo gu của Châu Âu. Sau lần đó, gần đến năm 2000 chị mở cửa hàng Lĩnh Nam. Cửa hàng của chị luôn trung thành với phong cách miền nông thôn Châu Âu, hoang dã mà gần gũi, ấm cúng. Những món hàng được trưng bày tại đây luôn ở trong tầm với của mọi người về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.   

 

Ăn décor, ngủ cũng décor

Ở thời điểm chị mở cửa hàng cũng là lúc rất ít người quan tâm đến nhu cầu trang trí làm đẹp trong gia đình. Không ngại ngần, chị nhiệt tình hướng dẫn mọi người cách décor nhà hợp lý nhất. Chị nói: “Tôi sẵn sàng hướng dẫn mọi người lựa chọn đồ trang trí sao cho phù hợp với các vật dụng trong nhà, kể cả khi họ không mua hàng của Lĩnh Nam”. Do vậy mà rất nhiều khách hàng đã trở thành bạn chị. Đến nay, ngoài đồ gốm, chị còn nhập khẩu hoa vải, làm tranh hoa ép… và có rất nhiều mẫu trang trí trong cửa hàng là do chính tay chị làm. Chi sẻ về điều này, chị nói: “Tôi không muốn làm ra những tác phẩm độc quyền đắt tiền mà chỉ mong muốn đem sự sáng tạo của mình đến gần với mọi người. Mục đích của tôi là giúp mọi người thưởng thức cái đẹp và có thể sở hữu cái đẹp một cách dễ dàng”. “Tôi có một ước mơ là nếu có điều kiện mặt bằng hơn thì sẽ mở một lớp dạy miễn phí cho các phụ nữ cách trang trí nhà cửa, làm những mẫu vật đơn giản”, chị tiết lộ.

Có lẽ xuất phát từ những tư duy đầy nhân văn như thế nên những sản phẩm trang trí của chị không bao giờ mang lại cảm giác buồn. Giải thích điều này, chị nói: “Tôi nghĩ rằng khi treo tranh trong nhà đừng nên chọn tranh mang nét buồn. Hãy cất những nỗi buồn ấy cho riêng mình thôi”. Khi làm tranh kỷ niệm, chị cũng chị chọn những kỷ niệm vui, dễ chịu, mang đậm màu sắc nữ tính… Và chị gọi những sản phẩm xinh xắn đó là “Góc gợi nhớ” của chỉ riêng phái nữ. Tuy những bức tranh như vậy không mang lại nhiều lợi nhuận nhưng lại mang tới cho chị rất nhiều bạn, nhiều người đồng cảm với mình.

 

Người phụ nữ hạnh phúc của gia đình

Dù công việc kinh doanh luôn bận bịu, nhưng chị luôn cố gắng sắp xếp thời gian, tự tay nấu ăn gia đình. Chị nói: “Tôi thấy cân bằng giữa công việc kinh doanh và việc nhà không hề khó. Chỉ cần mình có kế hoạch rõ ràng và sắp xếp hợp lý là được”.

Là người làm nghệ thuật, yêu thích sáng tạo nên chị cũng không ép buộc các con phải học theo mong ước của cha mẹ. Trong việc học hành, chị không khi nào bắt buộc hai con chạy theo thành tích. chị chỉ cho con đi học thêm khi bé thực sự yếu môn đó và ba mẹ không sắp xếp để trực tiếp kèm cặp con được. Vì thế, hai cậu nhóc được học tập với tinh thần rất thoải mái và tự do phát triển sở thích riêng của mình. Chị tự hào: “Minh Khôi 3 năm liền là học sinh giỏi, còn Minh Duy học rất khá tiếng Anh và tin học”. Chị luôn dạy con theo suy nghĩ: “Hãy cứ để con tự do ước mơ. Vì tôi tin rằng cứ ước mơ và nỗ lực cố gắng thì sẽ có ngày mình thực hiện được mơ ước đó”.    


Được sống hết mình với niềm đam mê của mình và được yêu như một người phụ nữ trọn vẹn của gia đình. Với chị, ai nói hạnh phúc giữa cuộc đời này là khó tìm?