Sự bùng nổ các thương hiệu bán lẻ tại thị trường Việt Nam

Chưa bao giờ thị trường bán lẻ Việt Nam lại trong tình trạng “trăm hoa đua nở” như hiện nay. Không chỉ có sự góp mặt của hầu hết các thương hiệu lớn trên thế giới, các doanh nghiệp trong nước cũng ngày một phát triển cả về chất và lượng, góp phần thúc đẩy hoạt động của thị trường này ngày càng sôi động.

Thương hiệu Việt đang “vượt mặt” khối ngoại

Nếu như trong năm 2016 được xem là năm của các nhà đầu tư Thái Lan thì năm nay, thị trường lại tiếp tục chứng kiến những “phi vụ” của các đại gia Nhật Bản và Hàn Quốc. Mới đây ngày 15/6, 7 – Eleven đã khai trương cửa hàng đầu tiên ở thị trường Việt Nam. Chia sẻ với báo chí, bà Phan Thy, đại diện truyền thông của 7 – Eleven Việt Nam xác nhận: “Như kế hoạch công bố từ trước, tính từ ngày khai trương, chúng tôi sẽ mở khoảng 20 cửa hàng trong năm nay và đạt mốc 100 cửa hàng sau ba năm.

Bên cạnh “lính mới” 7-Eleven, “đội ngoại” đã đánh dấu sự hiện diện trước đó với thương hiệu Circle K với khoảng 250 cửa hàng tại TP.HCM, Bình Dương, Vũng Tàu và Hà Nội trong khi đó Mini Stop, hệ thống thuộc Tập đoàn AEON, hiện có khoảng 80 cửa hàng tại TP.HCM và Bình Dương. Theo mục tiêu mà Tổng giám đốc Akihiko Maeda của thương hiệu này từng chia sẻ, Mini Stop cần có 300 cửa hàng để đảm bảo ổn định về lợi nhuận. Với số lượng nhỉnh hơn, Shop&Go, FamilyMart và B’s mart đang lần lượt sở hữu khoảng 120, 140 và 160 cửa hàng.

20170619_170522
Với 900 cửa hàng hiện tại, chuỗi VinMart + đã chiếm phần hơn nửa thị phần của toàn thị trường bán lẻ Việt Nam. Không thể phủ nhận, hệ thống này là đối trọng quan trọng giúp doanh nghiệp Việt vượt qua các đối thủ ngoại.

Tận dụng lợi thế sân nhà, các doanh nghiệp Việt đã có độ phủ sóng dày dặc và vẫn đang tiếp tục phát triển hệ thống. Những doanh nghiệp kỳ cựu của Việt Nam tham gia “sân chơi” này phải kể đến hệ thống Sài Gòn Co.op (thuộc Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP.HCM), Satra (thuộc Tổng công ty Thương mại Sài Gòn), Hapro (thuộc Tổng công ty Thương mại Hà Nội), cùng với các thương hiệu tư nhân như Maximart, Citymart, Phú Thái…. Chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi Co.op Food đang có hơn 100 cửa hàng và có kế hoạch mở thêm 30-50 cửa hàng đến năm 2020. Nhưng nổi bật với vai trò “ông lớn” trong thị trường bán lẻ Việt Nam chính là chuỗi VinMart+ của Tập đoàn Vingroup. Hiện nay, VinMart+ đã có gần 900 cửa hàng. Tính riêng trong năm 2016, trung bình cứ mỗi ngày có khoảng 2 cửa hàng VinMart+ ra đời và dự kiến, trong năm tới sẽ mở thêm khoảng 1.000 cửa hàng mới.

Thống kê của Forbes Việt Nam cho biết, tính đến tháng 4/2017, có khoảng 1.600 cửa hàng thuộc khoảng 10 thương hiệu lớn nhất triển thị trường. Dù con số này vẫn đang biến đổi do các chuỗi liên tục mở rộng để giữ vững thị phần nhưng có thể thấy, với 900 cửa hàng hiện tại, chuỗi VinMart + đã chiếm phần hơn nửa thị phần của toàn thị trường bán lẻ Việt Nam. Không thể phủ nhận, hệ thống này là đối trọng quan trọng giúp doanh nghiệp Việt vượt qua các đối thủ ngoại.

Nhiều dư địa để phát triển

Trong một số giai đoạn nhất định, sự phát triển ồ ạt của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài với nguồn vốn “khủng” vào thị trường Việt Nam đã từng có lúc gây sự xáo trộn, khiến một số doanh nghiệp bản địa tỏ ra “đuối sức”. Tuy nhiên, hiện nay, tình thế này đã có sự cân bằng khi các doanh nghiệp Việt không chỉ mở rộng thị phần mà còn nâng cao được cả chất lượng sản phẩm đến dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

Hệ thống bán lẻ Việt Nam đã từng bước đi theo hướng phát triển hiện đại, kết nối được các nhà sản xuất trong nước và các nhà nhập khẩu hàng hóa, dịch chuyển theo thị trường các vùng dân cư, tạo nên sự tiện lợi trong mua sắm, tiêu dùng.

20170619_170727
Người tiêu dùng rất hài lòng khi đến mua các sản phẩm của hệ thống VinMart+. 

Lợi thế “sân nhà”, phát huy tối đa sự am hiểu, kiến thức và kinh nghiệm về thị trường nội địa đã tạo nên thế mạnh riêng của mỗi doanh nghiệp Việt. Điển hình như VinMart+ đã đưa mô hình đặc biệt “2 trong 1”, kết hợp cả minimart và cửa hàng tiện lợi, vừa cung cấp thực phẩm sạch như thịt, trứng, rau củ quả VinEco, vừa cung cấp các món ăn sơ chế hoặc chế biến sẵn VinMart Cook với thực đơn đa dạng cho bữa ăn gia đình Việt. Bên cạnh đó, ưu thế “đi trước” cũng giúp doanh nghiệp này “chiếm” được những vị trí đẹp nhất, một trong những yếu tố vàng của lĩnh vực kinh doanh bán lẻ.

Chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ cũng được cải thiện rõ rệt trong các năm qua. Anh Nguyễn Hưng, một cán bộ ngân hàng cho biết: “Các cửa hàng tiện lợi không chỉ thu hút vì có đầy đủ các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của gia đình mà còn vì thái độ của nhân viên. Đến các cửa hàng này, tôi thấy mình là “thượng đế” khi được quan tâm hỏi han, tư vấn chọn đồ và sẵn sàng hỗ trợ nếu có bất kỳ vấn đề gì khúc mắc.”

Sự thay đổi tích cực của chuỗi các cửa hàng tiện lợi Việt là những dấu hiệu tốt cho thấy họ đã sẵn sàng cho những sân chơi mới đẳng cấp hơn.

Theo nguoitieudung.com.vn