Bí quyết sở hữu CV kiến trúc sư chuyên nghiệp

Về cơ bản, cấu trúc của một CV kiến trúc sư cũng không khác với CV xin việc của các ngành nghề khác. Tuy nhiên, là một công việc mang đặc thù nên việc sở hữu CV kiến trúc sư ấn tượng sẽ giúp bạn hoàn toàn chinh phục nhà tuyển dụng. Làm thế nào để có được bản CV “ngon nghẻ” như thế? Hãy tham khảo những bí quyết dưới đây nhé.

Cấu trúc CV kiến trúc sư đầy đủ các nội dung cơ bản

Đầu tiên, CV kiến trúc sư cũng cần phải có đầy đủ các mục nội dung cơ bản. Đây chính là khung sườn chính của bất cứ mẫu CV online nào. Bạn có thể tùy chỉnh cách sắp xếp, tuy nhiên tốt nhất nên đi theo một trình tự khoa học dưới đây:

  • Thông tin cá nhân;
  • Mục tiêu nghề nghiệp: Nên có đầy đủ mục tiêu ngắn hạn và dài hạn;
  • Trình độ học vấn: Học vấn rất quan trọng với các nhà tuyển dụng vị trí kiến trúc sư. Sẽ có những trường chuyên đào tạo ngành này. Bạn nên nêu cụ thể trường học, ngành học, các chứng chỉ liên quan…
  • Kinh nghiệm làm việc
  • Kỹ năng: Một kiến trúc sư cần có những kỹ năng gì? Sự am hiểu sâu sắc về kỹ mỹ thuật, kỹ năng thiết kế, kỹ năng sử dụng các phần mềm chuyên ngành, kỹ năng tin học, kỹ năng tiếng Anh, … là các kỹ năng chuyên ngành cơ bản cần có. Ngoài ra, cũng cần có các kỹ năng mềm như sự tỉ mỉ, kiên nhẫn, cẩn thận, có thể chịu được áp lực công việc… Đó chính là những gì cơ bản nhất mà một người làm kiến trúc sư phải có.

Sử dụng các con số để nói về kinh nghiệm

Với ngành kiến trúc, mục kinh nghiệm đặc biệt quan trọng. Vì ứng viên sau khi tuyển dụng có thể sẽ trực tiếp đảm nhận thiết kế các dự án. Do đó, muốn CV kiến trúc sư ấn tượng thì bạn hãy sử dụng những con số. Những số liệu thực tế sẽ giúp nhà tuyển dụng hình dung được thành tựu và năng lực chính xác của bạn, từ đó sẽ nắm bắt và đánh giá được bạn chính xác hơn thay vì chỉ sử dụng câu chữ trình bày.

Ví dụ, bạn đã thực hiện bao nhiêu dự án, tỷ lệ hài lòng của khách hàng là bao nhiêu phần trăm. Hoặc bạn đã nhận được bao nhiêu bằng khen từ công ty, có đạt các giải thưởng nào không, công trình thiết kế được dự thầu là bao nhiêu… Tất cả những con số biết nói này chính là “thảm đỏ” đưa bạn đến công việc mà bạn đang khát khao có được.

Ảnh minh họa

Chia sẻ kỹ năng mềm và kỹ năng cứng

Phần kỹ năng là một phần quan trọng trong bất kỳ bản CV nào, bất kể ngành nghề nào. Điều quan trọng là phải cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có những kỹ năng cần thiết để theo dõi các dự án, hiểu nhu cầu của khách hàng và tạo ra các thiết kế để gây ấn tượng với họ.

Đây là một số kỹ năng cứng để thêm vào CV kiến ​​trúc sư của bạn: Kiến thức chuyên sâu về toán học, ỹ năng thiết kế, sử dụng thành thạo các ứng dụng phần mềm và chương trình thiết kế đồ họa như Revit, AutoCAD, Photoshop, SketchUp, kỹ năng kỹ thuật với MS Word, Microsoft PowerPoint…

Và đây là một số kỹ năng mềm mà bạn cần có với tư cách là một kiến ​​trúc sư: khả năng thích ứng, sự hợp tác, giao tiếp, sáng tạo, tư duy phản biện, đàm phán và giải quyết vấn đề…

Đảm bảo độ dài lý tưởng cho CV

Thiết kế CV kiến trúc sư thì độ dài CV là điều quan trọng. Nếu quá ngắn sẽ không diễn đạt hết những gì cần có. Nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn không có “vốn liếng” cần thiết để ứng tuyển vị trí. Nếu CV quá dài sẽ thường bị bỏ qua vì đơn giản, không có nhà tuyển dụng nào dư thời gian để ngồi đọc bản diễn giải dài dòng của bạn.

CV cho sinh viên mới ra trường thường nằm gọn trên một trang A4 nhưng điều này có thể khó đạt được, đặc biệt khi bạn đã làm việc trong ngành này một thời gian.

CV dài 2 – 3 trang cũng được, đặc biệt nếu bạn là một kiến ​​trúc sư cấp cao, nhưng nếu bạn chuyển sang trang thứ 4 thì đó là dấu hiệu cho thấy cần phải chỉnh sửa một số trang. Và hãy nhớ rằng, bạn không cần phải nói về những việc bạn đã làm cách đây nhiều năm hoặc những việc không liên quan trực tiếp đến công việc đang ứng tuyển.

Bố cục và màu sắc

Và một bí quyết để bạn tăng điểm cho CV kiến trúc sư chính là bố cục và màu sắc. Bố cục gọn gàng, phông chữ dễ đọc, màu sắc hợp lý hài hòa chính là điểm nhấn đầu tiên để nhà tuyển dụng tiếp tục để mắt đến nội dung.

Một bản CV chỉn chu cần có bố cục khoa học, dễ nhìn. Màu sắc trang nhã, phù hợp và không quá màu mè. Điều này sẽ tạo thiện cảm với những người tiếp nhận hồ sơ, và điều này cũng cho thấy bạn thực sự là một kiến trúc sư có trình độ kỹ thuật tốt nhất.

Và tất nhiên, bạn cũng cần lưu ý đến các lỗi sơ đẳng như tên CV, lỗi chính tả. Mỗi một sự chăm chút vào bản CV kiến trúc sư sẽ giúp bạn tăng thêm cơ hội cho hành trình xin việc của mình. Chúc các bạn sớm tìm được công việc như ý với những chia sẻ trên đây.

 Pha Lê