Hà Okio – “Ăn chay cũng là một cách Thiền”

 

Anh bắt đầu ăn chay từ khi nào?

Nếu mọi người còn nhớ thì cách đây bảy năm có những sự kiện lớn, liên quan đến độc tố trong thực phẩm như: cúm gia cầm, bò điên, heo tai xanh, lở mồm long móng, cá nhiễm kim loại nặng như chì, thủy ngân… Ngoài ra, theo báo đài, thịt bán ở chợ có nhiều loại nhiễm thuốc tăng trưởng, chất tăng nạc, kháng sinh… Đó là một trong những lý do tôi chuyển sang ăn chay. Về sau càng tìm hiểu thì càng biết được tầm ảnh hưởng to lớn của việc ăn uống lên sức khỏe nói chung, môi trường và cả chính trường nữa… (có một thống kê thú vị rằng: nếu một nửa dân số thế giới chịu ăn chay thì sẽ không còn chiến tranh). Các nhà khoa học đã nghiên cứu và thấy rằng để có một miếng thịt bò trên đĩa thức ăn, người ta phải tốn vài trăm kg ngũ cốc và rất nhiều nước sạch để chăn nuôi!Chưa kể khí thải metal, CO2 từ hàng triệu động vật nuôi thải ra, hòa vào không khí đã và đang gòp phần phá hỏng tầng Ozone…

Mình ăn thử theo hướng dẫn của những người có kinh nghiệm đi trước. Từ đó tìm hiểu kỹ những thông tin ăn chay để đạt được khẩu phần tối ưu cho thể trạng cho hoạt động và làm việc hiệu quả.

Nhưng thời gian đầu ăn chay, chắc không phải dễ dàng và dễ chịu?

(Cười) Tôi tự nguyện ăn do muốn duy trì sức khoẻ để sáng tác nhạc. Mình thích ăn đồ ngọt nên ăn chay khá dễ do đồ chay cũng nhiều món được nấu ngọt vừa.

Ăn chay có được gọi là một lối sống “Thiền” không thưa anh?

Thiền là giúp hướng tâm trí về với cơ thể, tâm hồn, bản thể chính người đó. Giống như: trong một gia đình có cha mẹ (được ví như tâm trí), các bộ phận trong cơ thể là những đứa con trong gia đình. Nếu ba mẹ đi ra ngoài (làm ăn, công chuyện, tư chuyện) nhiều quá mà quên chú ý chăm sóc con cái thì thể nào gia đình cũng có nhiều vấn đề. Cũng vậy, trí não không lo cho cơ thể thì cơ thể sẽ gặp bệnh! Ăn chay là để giúp cơ thể mình quay trở lại hòa hợp với tự nhiên. Khoa học đã nghiên cứu con người và thấy rằng hệ tiêu hóa của con người phù hợp với việc ăn chay hơn là mặn (răng người được cấu tạo để nghiền ngũ cốc, rau củ, nồng độ acid thấp trong ruột phù hợp với việc hấp thụ protein từ thực vật (các loại đậu…); ruột người dài giống với động vật ăn cỏ, thực vật hơn… Ở khía cạnh hòa hợp này thì ăn chay cũng là thiền vì tâm trí đã quan tâm hơn tới cơ thể.

Thiền có khiến đàn ông giảm bớt sự mạnh mẽ, bộc trực vốn được coi là “ưu điểm nhận dạng”?

Rất nhiều người ăn chay hơn chục năm mà vẫn hạnh phúc, vợ chồng, con cái đều ăn chay trường mà vẫn làm được nhiều việc có ích cho gia đình, xã hội. Đừng ham “được nhận dạng” hoặc sợ đánh mất đi những nhân tố căn bản về vẻ ngoài của đàn ông. Nhiều trường hợp càng nổi trội càng dễ tiêu đời rồi (Cười).

Với đàn ông, ăn chay như thế nào để vẫn giữ được sức khỏe đầy đủ?

Khoa học đã nghiên cứu và công bố nhiều công trình từ cấp quốc gia đến thế giới rằng: thực vật có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể con người (và ít độc tố hơn nhiều so với thịt động vật). Do đó, cơ thể vừa được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết (mà không dư năng lượng, không gây tích mỡ trong cơ thể), vừa tránh được nhiều chất độc gây hại cho cơ thể.

Món chay nào mà anh thích? Anh có thể tự tay làm chúng?

Tôi thích ăn đồ chay của châu Âu và châu Á. Tôi có thể làm một vài món cơ bản như luộc rau chấm tương, xào rau củ, nấu cơm canh đơn giản. Ngoài ra thì nếu ai chỉ một vài lần thì có thể làm được kha khá các món khác.

Giới nghệ sỹ (cả nam lẫn nữ) ăn chay khá nhiều, đó có phải là xu hướng (thấy ăn chay và bắt chước ăn theo) hay là một lối sống mới?

Tôi nghĩ là có nhiều lý do dẫn đến việc đó. Tuy nhiên, lý do là gì thì hành động ăn chay của họ là khôn ngoan và thực tế trong việc giữ sức khỏe, bảo vệ môi trường, giúp thế giới cân bằng lại tốt hơn.

Anh có bao giờ phá lệ vì… thèm ăn mặn chưa?

Tôi thích ăn đồ chay vì nó ngon miệng và đủ nhu cầu dinh dưỡng. Vậy là đủ. Một số người thỉnh thoảng thèm ăn mặn thực ra là thèm cái gia vị tẩm ướp đồ ăn là chính. Nếu biết tìm những công thức chay ngon hoặc “Google” các quán chay ngon, đa dạng thì sẽ không thấy thèm mặn nhiều nữa đâu (Cười).

Người ta bảo ăn chay niệm Phật, anh có… “bồ tát” như thế không?

Gia đình tôi chỉ có bàn thờ cúng ông địa, ông thần tài cũng như ban thờ cha và ông bà tổ tiên. Lễ Tết cũng vẫn đi chùa như nhiều người Việt mình. Tôi chỉ luôn muốn nghĩ về chiều hướng tích cực của mọi vấn đề và mọi việc cũng tự động đâu vào đấy.

Cá tính của anh thay đổi ra sao sau khi “Thiền” bằng việc ăn chay và… âm nhạc văn minh?

Thì tôi được mở mang kiến thức, trí tuệ… và đặc biệt là nhiều cơ hội để trải nghiệm cuộc sống. Tôi có khả năng và điều kiện thấy rõ được bản thân mình, có lẽ chính vì vậy mà nhiều người nhận ra mình nhờ cá tính.

Cuối cùng tôi muốn hỏi, việc gì cũng có lợi và hại. Việc ăn chay của anh có cái lợi cái hại nào rõ ràng không?

Hại chưa thấy đâu mà lợi là trong bảy năm trường chay đến nay tôi không gặp sự cố sức khỏe nghiêm trọng nào cả! (trước đó, từ nhỏ đã rất hay bị bệnh tai mũi họng). Giờ tôi không phải dùng đến thuốc Tây nữa.

Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, đến năm 2011, cả nước có trên 30 triệu tín đồ tôn giáo. Năm 2009, cả nước có khoảng 20 triệu tín đồ thuộc sáu nhóm tôn giáo chính. Những nhóm tôn giáo nhỏ hơn có số lượng tín đồ khoảng vài chục ngàn người đến vài ngàn người.

Sáu nhóm tôn giáo chính bao gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin lành,Cao đài; Phật giáo Hòa Hảo; Đạo Hồi. Ngoài ra còn các nhóm tôn giáo nhỏ hơn như Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam;

Đạo Baha’i; Đạo Bửu Sơn kỳ hương; Đạo Tứ ân Hiếu nghĩa; Minh Sư đạo; Minh Lý đạo; Đạo Bàlamôn…

Như vậy số lượng tín đồ tôn giáo tại Việt Nam tăng thêm khoảng 10 triệu trong vòng hai năm. Một con số đáng kể!
 

Nguồn:NAM