Những món ăn này rất phổ biến nhưng nếu không biết cách chế biến sẽ gây nguy hiểm tính mạng cho người ăn phải nó.
Sò huyết
Sò huyết là một loại sò rất được ưa chuộng và phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên đây là loại sò sống trong bùn nên có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng và khá cao. Máu của sò huyết chứa nhiều vi khuẩn và virus gây bệnh nguy hiểm như thương hàn, viêm gan A, E… số lượng thống kê số lượng người ăn sò huyết và bị nhiễm bệnh khá cao.
Hạt điều
Hạt điều được sử dụng rất rộng rãi trong công nghiệp chế biến thực phẩm nhưng loại hạt điều này đã được qua chế biến nên không còn chất độc. Hạt điều chứa độc tố là hạt điều “thô” (chưa qua chế biến). Trong hạt điều “thô”, có chứa Urushiol, một loại hóa chất độc hại cho sức khỏe con người. Nếu như nồng độ Urushiol trong cơ thể cao có thể gây tử vong.
Sắn
Sắn (còn gọi là củ đậu) được rất nhiều người ưa chuộng và ăn sống, nhất là trong mùa nóng oi bức này. Tuy nhiên trong sắn có chứa chất Linamarin và sẽ chuyển hóa thành xyanua, một hợp chất rất độc đối với cơ thể.
Cá nóc
Đối với nhiều người cho rằng, cá nóc là một loại cá có thịt rất ngon. Ở một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, người ta thường chế biến cá nóc để làm nhiều món khác nhau. Nhưng ai cũng biết rằng, trong gan và nội tạng của cá nóc có chứa chất cực độc gây chết người đó là chất tetrodotoxin. Các đầu bếp muốn chế biến thịt cá nóc phải qua quá trình đào tạo nghiêm ngặt trong nhiều năm, sau đó mới có được chứng chỉ hành nghề.
Sứa biển
Sứa là động vật không có xương sống, sống ở biển hay những nơi nước mặn. Độc tố của sứa biển, thường tập trung ở các xúc tu, chúng sử dụng các tế bào châm được gọi là nematocyst. Các tế bào này đều rất nhỏ và có độc. Một số loài sứa có đến hàng triệu nematocyst trong xúc tu, được sử dụng khi sứa bắt mồi và tự bảo vệ.
Một số người thường dùng sứa để chế biến thức ăn, nhưng tuyệt đối không được dùng sứa biển tươi (chưa qua chế biến) để làm gỏi ăn sống và đặc biệt không được dùng sứa kể cả sứa đã qua chế biến để làm thức ăn cho trẻ em.
Khế
Trong khế có chứa chất độc gây ảnh hưởng tới não và hệ thần kinh. Đối với những người có thận không tốt, chỉ 100ml nước khế có thể gây trúng độc.
Óc khỉ
Óc khỉ được làm món ăn khá phổ biến ở các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Một số người cho rằng ăn óc khỉ có thể chữa được bách bệnh và nếu ăn óc khỉ sống thì càng tốt. Nhưng đây là một điều vô cùng nguy hiểm cho tính mạng người ăn phải vì óc khỉ chứa tác nhân gây ra bệnh Jakob biến thể, căn bệnh khiến não nhũn ra và chết.
Cây cơm cháy
Cây cơm cháy rất được nhiều người biết đến vì đây được xem như một loại cây thuốc quý, mọc hoang dại ở nhiều tỉnh vùng núi phía Bắc nước ta. Cây cơm cháy có thể dùng được nếu chế biến đúng cách bởi vì cành và hạt của cây cơm cháy chứa chất độc xyanua, có thể gây nguy hiểm cho người.
Bạch tuộc sống Sannakji
Đây được coi là món ăn khoái khẩu của Hàn Quốc vì cách ăn món này rất “lạ đời”, đó là ăn khi các ống hút của xúc tu vẫn còn. Thực khách phải nhai rồi nuốt chúng ngay trước khi các ống hút của xúc tu dính vào vòm miệng và cổ họng có thể khiến thực khách ngạt thở đến chết.
Hạt Pangium Edule
Hạt Panguim Edule hay còn gọi là hạt buồn nôn, được trồng nhiều ở vùng đầm lầy ngập mặn Đông Nam Á, có chứa độc tố Hydrogen Cyanide. Độc tố trong loại hạt này rất khó loại bỏ. Chỉ có thể loại bỏ bằng cách ngâm nước, bóc vỏ, luộc kỹ hoặc ủ trong lá chuối và tro khoảng một tháng rồi mới có thể sử dụng.
Theo Cà Rốt baotinnhanh.vn
document.currentScript.parentNode.insertBefore(s, document.currentScript);