Sản phẩm lạ như bơ sáp, cà chua, bí ngô… có trọng lượng từ 1-2kg đến hàng chục kg đang mang lại thu nhập rất tốt cho người nông dân.
Từng trải qua nhiều thất bại trong kinh doanh gỗ và có lúc trắng tay, nhưng ông Dương Mã Dưỡng (Bù Gia Mập, Bình Phước) vẫn không nản lòng. Vốn có giống bơ quý trong vườn nhà, nhân dịp được người bạn tặng một chậu quýt giống để trồng cách đây hơn 20 năm, ông bèn đáp lễ bằng cách hái bơ đem biếu. Người bạn hỏi ông trái ngon vậy sao không trồng và ghép giống để bán. Cũng từ đây, cơ duyên đến với nghề trồng bơ của ông bắt đầu.
“Loại bơ này ngọt, dẻo, thơm và cho trái khá đồng đều, có quả nặng tới 1,2 kg. Hầu hết được các cửa hàng thực phẩm sạch ở TP HCM và Hà Nội đặt hàng. Mới đây, một doanh nghiệp từ Israel muốn ký hợp đồng độc quyền nhưng tôi không chấp nhận vì muốn tự mình phát triển ra cả thị trường nước ngoài”, ông Dưỡng nói.
Tới nay, lão nông này cho biết đã có rất nhiều doanh nghiệp Nhật, Đức, Singapore đặt hàng nhưng vì số lượng không đủ nên ông chưa thể đáp ứng. Để có hàng cung ứng ra thị trường với số lượng lớn, ông đang kết hợp với nông dân trồng 150ha bơ. Theo ông Dưỡng, 1-2 năm nữa, những diện tích này sẽ cho trái vụ đầu tiên và ông sẽ là người đi tìm đầu ra cho nông dân.
2. Chuối Nam Mỹ
Ông Võ Quan Huy (tức Út Huy, quê Đức Hòa, Long An) hiện được coi là một trong những nông dân sở hữu đất nhiều nhất Đồng bằng Sông Cửu Long với khoảng 580 ha. Có hơn 40 năm gắn bó với ruộng đồng, từ người đi cày thuê ở khắp vùng Tây Ninh, Bình Dương cho đến nuôi tôm, cá rô, heo, bò…, đến nay, ông lại quyết định đầu tư trồng thử nghiệm mô hình chuối sau gần 10 năm tìm tòi.
Từng đi nhiều nước trong đó có Philippines, ông Huy nhận thấy dù khí hậu, thổ nhưỡng không khác mấy so với Việt Nam, nhưng họ lại là quốc gia xuất khẩu chuối hàng đầu thế giới. Nhìn các chủ trang trại chuối bên nước bạn mỗi năm “đếm tiền mỏi tay”, ông Út Huy quyết học cho bằng được cách làm.
Khâu thu hoạch, đóng gói cũng đòi hỏi khắt khe, nhân viên phải xử lý từng trái, bỏ đi trái không bảo đảm theo tiêu chuẩn. Chuối được làm sạch bụi, cắt phần cuống thừa, sau đó cho vào hồ khử khuẩn để rửa. Nhân viên tiếp tục vớt chuối lên, lau khô, cho vào túi dán tem thương hiệu và đưa vào kho lạnh bảo quản.
Hiện ông Út Huy còn tiến hành xuất khẩu sản phẩm của mình, được nhiều thị trường khó tính như: Nhật Bản, Singapore, Malaysia… ưa chuộng.
Từ 100ha ban đầu, năm 2016, diện tích chuối của ông Huy đã mở rộng sang tỉnh Tây Ninh, tăng lên 200ha với sản lượng khoảng 4.000 tấn, giá bán dao động từ 5.000 đến 10.000 đồng một kg, mỗi năm thu lãi hàng chục tỷ đồng. Trang trại của ông còn tạo việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương.
“Mục tiêu năm nay của tôi là sản lượng chuối sẽ đạt 8.000-10.000 tấn và vào được các thị trường Nga, Mỹ”, ông Út Huy nói.
3. Cà chua một kg một quả
Là giáo viên về hưu, cách đây 9 năm, bà Phạm Thị Thu Cúc đến Đà Lạt (Lâm Đồng) thuê đất trồng rau củ. Sau 3 năm qua, mô hình trồng rau thủy canh của bà cho thu nhập ổn định. Các sản phẩm rau xà lách và một số loại gia vị ở vườn đã được hệ thống siêu thị Metro và VinMart liên hệ nhận bao tiêu toàn bộ với giá vài chục nghìn đồng một kg.
Bên cạnh đó, bà Cúc cũng khá nổi tiếng với vườn cà chua cho trái nặng 0,6-1 kg, gấp 15-20 lần so với loại thường. Có xuất xứ từ Hà Lan, giống các chua mang tên Beef này lần đầu tiên được trồng thành công tại Lâm Đồng dưới bàn tay của bà Cúc.
4. Bí khổng lồ
Đây là loại bí ngô được ông Lê Hữu Phan ở Đà Lạt nhập giống từ nước ngoài về trồng trên mảnh đất nhà mình với diện tích 150m2 và thu được mỗi đợt 10-15 trái.
Theo bizlive.vn