“Ăn như người Ấn”

 

 

Dọc lưu vực sông Hằng, người Ấn tồn tại và sinh sống hàng thập kỷ qua. Văn hóa truyền thống về mặt tín ngưỡng đối với con sông này càng khiến cho môi trường sống ô nhiễm nặng nề. Tuy nhiên, người Ấn dường như thích nghi hoàn toàn với điều kiện sống đó và vẫn duy trì nét văn hóa lâu đời của mình một phần nhờ vào khả năng đề kháng của cơ thể với môi trường bên ngoài thông qua con đường ăn uống.

Trong bài viết này, chúng tôi chỉ phân tích một vài đặc tính dược là thế mạnh trong ẩm thực Ấn Độ, trong đó vai trò của gia vị quyết định nét văn hóa ẩm thực đặc thù của không chỉ người Ấn Độ mà của các quốc gia Nam Á lân cận như: Sri lanka, Pakistan, Bangladesh, Nepal…

Hầu hết các món Ấn đều đi kèm với gia vị. Không chỉ một loại gia vị mà là sự kết hợp của nhiều loại gia vị nên món Ấn thường có mùi nồng đặc trưng mà đối với nhiều người có thể cảm thấy khó chịu. Theo bếp trưởng của nhà hàng Tandoor, anh Gopi Nath cho biết việc sử dụng nhiều gia vị trong chế biến món ăn ngoài việc kích thích mạnh về khứu giác, thính giác và cả vị giác của người ăn còn làm tăng khả năng đề kháng của cơ thể giúp chống lại nhiều bệnh tật, làm đẹp và chống lão hóa rất tốt.

Một loại bột gia vị được chế biến với nhiều loại gia vị khác nhau như. bạch đậu khấu, ớt khô, đinh hương, bột nghệ, đại hồi, tiểu hồi, quế chi, vỏ và hạt nhục đậu khấu, thì là (dill), màu điều, ớt bột, hạt mùi khô, hạt mù tạt, tiêu, nghệ tây và rau mùi… Hầu như tất cả các loại rau, củ, hạt, được dùng để chế biến bột cà ri này đều là các vị thuốc được kết hợp với nhau. Ví dụ như đậu khấu, ớt, nghệ, hồi, quế, thì là, hạt mùi, tiêu… cùng có tính năng ngăn chặn lão hóa, giữ ẩm, vì vậy có khả năng dưỡng da và làm cho da trẻ hóa, căng, đẹp hơn.

Chính lợi thế này mà gia vị Ấn Độ đã trở thành món hàng xa xỉ ở phương Tây trong một thời gian dài và là một trong những động lực để phát triển thương mại giữa châu Âu và châu Á bên cạnh Ti trù chi lộ – Con đường tơ lụa giữa châu Âu và Trung Quốc.

Không chỉ tận dụng tất cả các loại thảo dược có sẵn, người Ấn Độ còn khai thác được tiềm năng về dinh dưỡng có trong sữa tươi từ dê và trâu cho bữa ăn của mình.

Sản lượng sữa trâu và sữa dê của Ấn Độ đứng hàng đầu thế giới. Sữa trâu nhiều axít béo và đạm. Sữa dê có thành phần giống với sữa mẹ nhiều hơn so với sữa bò, hàm lượng chất béo thấp nên rất bổ dưỡng (thực ra sữa bò phổ biến ở phương Tây, phần còn lại của thế giới dùng sữa dê). Pho mát làm từ sữa dê (tiếng Pháp: chèvre) là một trong những chế phẩm từ sữa sớm nhất trong lịch sử. Sữa và sữa chua có vô vàn biến thể, đơn giản là lassi (mặn thì pha với muối, cumin, ngọt thì trộn hoa quả xay nhuyễn, thường là xoài, pha thêm ít nước, đường, thành đồ uống giải khát) hay raita (sữa chua trộn cùng dưa chuột, cà rốt bào nhỏ, đường, gia vị) ăn kèm cơm, chua dịu dễ ăn và tốt cho tiêu hóa. Nhờ sử dụng các sản phẩm từ sữa mà đồ tráng miệng của Ấn Độ rất đa dạng.

Tham khảo địa điểm thưởng thức món Ấn chính gốc và bổ dưỡng tại nhà hàng Tandoor, 74/6 Hai Bà Trưng, Q,1, TP.HCM hoặc truy cập vào website: www.tandoorvietnam.com để biết thêm thông tin chi tiết khác.

Nguồn: nhà hàng Tandoor