Nếu đã không còn mong muốn cống hiến ở công ty hiện tại và bạn biết rằng sẽ có những cơ hội tốt hơn ở một nơi khác thì nên mạnh dạn nghĩ đến chuyện thay đổi môi trường làm việc. Với hơn 10 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên đầy nhiệt huyết, lãnh đạo Công ty Tuyển dụng tìm việc làm trực tuyến uy tín tại Việt Nam CareerLink.vn cho rằng một nhân viên chuyên nghiệp, khi muốn nhảy việc phải là người thật thông minh và biết cách sắp xếp ổn thỏa mọi mặt. Rời khỏi công việc cũ nhẹ nhàng đồng thời để lại ấn tượng tốt với công ty là điều quan trọng nhất bạn nên làm khi muốn chuyển việc.
Thông tin việc làm được cập nhật nhanh nhất tại https://www.careerlink.vn/
1.Báo cáo trực tiếp với sếp, lãnh đạo
Nếu bạn nghỉ việc, lãnh đạo phải là người đầu tiên biết thông tin đó thay vì các đồng nghiệp. Để xuất hiện những lời bàn tán trong công ty là điều không tốt, điều này thể hiện bạn thiếu lịch sự và không tôn trọng sếp của mình, nên giữ kín ý định chuyển việc cho đến khi bạn báo cáo chính thức với sếp. Chính bạn nên là người nói chuyện với sếp chứ không là một ai khác.
Công việc mới có thể là sự lựa chọn đúng đắn trên con đường sự nghiệp của mình nhưng điều quan trọng là bạn không nên nói dối hoặc giấu sếp mình về dự định hiện tại. Nếu bản thân ngại hoặc sợ ảnh hưởng đến vị trí đó trong tương lai thì bạn nên xin phép được giữ kín cho đến ngày ra đi chính thức. Lý do để bạn giải thích cho sự lựa chọn này là muốn thử sức với cơ hội mới và môi trường mới. Bạn muốn đóng góp ý kiến của mình thì đây là thời điểm thích hợp nhất, bản thân bạn nên chân thật dù sắp nghỉ việc cũng phải để lại những ấn tượng tốt với sếp.
Sau này, dù đi đâu hoặc làm gì đi chăng nữa thì bạn vẫn rất cần đến những mối quan hệ xã hội, vì thế, việc trung thực với sếp bây giờ sẽ tạo vòng kết nối vững chắc, giúp bạn tiến xa hơn trong công việc, để lại cái nhìn tốt đẹp với sếp là điều cần thiết.
2.Thái độ tích cực cho đến ngày cuối cùng
Cho dù nghỉ việc vì sự chán nản hay bất đồng quan điểm với sếp, đồng nghiệp, về một số chính sách của công ty hoặc vì một lý do gì khác, bạn vẫn nên thể hiện thái độ tích cực, vui vẻ cho đến ngày cuối cùng. Tập trung giải quyết những vấn đề còn tồn đọng liên quan đến bạn một cách nhanh chóng nhất để khi nghỉ việc, những người ở lại không phải gặp nhiều khó khăn. Thái độ tích cực và hợp tác tốt đẹp với cộng sự của mình sẽ giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ còn lại một cách xuất sắc, thời gian được nhận lời chấp thuận sẽ rút ngắn hơn. Và nếu quản lý nhân sự ở công ty mới có liên hệ đến nơi làm việc cũ để hỏi về thái độ, năng lực của bạn thì cũng sẽ nhận được những phản hồi tích cực.
3.Bàn giao công việc thân thiện và chuyên nghiệp
Để nêu cao tinh thần trách nhiệm, trước khi chính thức rời khỏi công ty, cần phải bàn giao thật cẩn thận những gì liên quan đến công việc mà bạn đã phụ trách trước đó. Sẽ có một số người phân vân vì sự ra đi của bạn, vì thế nên trấn an, truyền cảm hứng về vị trí mới mà họ sắp đảm nhiệm. Như thế, trước khi bạn quyết định rời khỏi công ty, ai cũng sẽ cảm thấy bạn thật chuyên nghiệp và tận tâm đến giây phút cuối cùng.
Thực tế, bạn nên viết một email bàn giao cụ thể công việc của mình cho người liên quan, như vậy sẽ tăng tính trung thực và là bằng chứng quan trọng nếu sau này xảy ra sự cố. Dù tài liệu được lưu trên file hay giấy, bạn cũng phải tận tâm chia sẻ hết tất cả những kinh nghiệm mà mình đã học được ở vị trí đó cho người tiếp nhận. Phân tích chi tiết, cụ thể mảng mà bạn đang đảm nhận để người ấy nắm bắt về công việc sắp đến họ nhận là gì, biết làm như thế nào cho thật phù hợp với công ty và tình hình phát triển chung của xã hội. Giúp đỡ người mới thành thạo công việc và sau đó bạn ra đi cũng sẽ cảm thấy thoải mái và nhẹ nhàng hơn.
4.Thời điểm nghỉ việc thích hợp và giữ liên lạc với công ty
Khi đưa ra quyết định thôi việc, bạn cần cân nhắc kỹ về thời điểm, nếu công ty đang thực hiện dự án lớn trong đó có bạn thì không nên nghỉ việc vào thời điểm này, tốt nhất là đợi hoàn thành dự án.
Bên cạnh đó, bạn không nên cắt đứt liên lạc với các đồng nghiệp cũ, sếp cũ, mà nên giữ một mối quan hệ tốt đẹp. Sau này, chắc chắc sẽ có việc cần nhờ họ tư vấn hoặc giúp đỡ nếu như bạn không thể tự xoay sở được.
5.Tiệc liên hoan nhẹ để chia tay
Dù sao giữa bạn và những đồng nghiệp cũng đã gắn bó một thời gian dài, cùng trải qua nhiều thăng trầm trong công việc. Trước khi ra đi, bạn nên tổ chức một bữa tiệc nhẹ để gửi lời cảm ơn, động viên những người ở lại luôn hạnh phúc với công việc và dành những lời chúc tốt đẹp đến mọi người.
Rời khỏi công việc cũ thật lịch sự và chuyên nghiệp cũng là một kỹ năng cần thiết để trang bị cho những ai còn đang có ý định nhảy việc.
Như Vĩ