Chùm ảnh mang đến hy vọng về sự sống sau thảm họa

Me&Con – Có những hy vọng về sự sống vẫn tiếp tục được nhen nhóm sau mỗi thảm họa. Chùm ảnh sau đây sẽ cho bạn thêm niềm tin về điều kỳ diệu của cuộc sống.

Trong tháng 10 vừa qua, các ngư dân đã cứu sống một bé trai 18 tháng tuổi từ biển Aegean sau khi một chiếc thuyền chở người tị nạn bị lật úp trên biển.

Jose Salvador Alvarenga, người đàn ông đã sống sót trên đảo hoang sau 13 tháng bằng cách bắt cá, ăn thịt rùa và uống nước mưa. Thậm chí ông cũng đã uống cả nước tiểu của mình để tồn tại. Trước đó, vào tháng Giêng năm 2014, con tàu của ông đã bị bão đánh chìm và cuốn ông ra xa khoảng 10.780km ngoài đại dương. Cuối cùng, ông đã dạt vào một hòn đảo san hô hẻo lảnh ở quần đảo Marshall.

Một cậu bé 4 tháng tuổi đã sống sót kỳ diệu trong đống đổ nát của trận động đất mạnh 7,8 độ richter xảy ra ở Bhaktapur, Nepal. Bé đã sống sót trong khoảng 22 giờ trước khi được những nhân viên cứu hộ tìm thấy.

Bé LiLy Groesbeck 18 tháng tuổi sống sót sau 14 tiếng bị kẹt vào ghế xe trong vụ tai nạn xe ở Utah, Tây Ban Nha. Bé bị treo lộn ngược trong xe ngay tại một dòng sông băng giá khi tai nạn xảy ra. Riêng mẹ của bé đã qua đời trong tai nạn này vào tháng 3 năm 2015.

Ngày 10 tháng 5 năm 2013, đúng 17 ngày sau khi một nhà máy bị đổ sập ở Savar (Bangladesh), lực lượng cứu hộ đã đưa được cô Reshma Begum ra ngoài từ đống đổ nát của tòa nhà. Trước đó, hơn 1.000 người đã thiệt mạng trong vụ tai nạn này.

Một viên chức trên con tàu Costa Concordia (Ý), Manrico Giampedroni, được tìm thấy sau 36 tiếng bị kẹt trong con tàu bị mắc cạn ở ngoài khơi đảo Giglio của Địa Trung Hải. Các nhân viên cứu hộ đã tìm thấy ông trong phòng ăn ngập quá nửa với tình trạng hạ thân nhiệt và bị gãy chân vào ngày 13 tháng 1 năm 2012.

Em bé này cùng mẹ và bà ngoại của bé đã được cứu sống sau hai ngày xảy ra trận động đất 7,2 độ richter ở miền đông Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 25 ngày tháng 10 năm 2011. Trong thảm họa này có 600 người chết.

Một người đàn ông Nhật 60 tuổi đã bị cuốn ra đại dương đến 9 dặm (hơn 14.000 km) trong trận sóng thần lớn ở Nhật Bản vào năm 2011. Ông đã bám theo những tàn tích của trận sóng thần và trở về nhà sau hơn hai ngày trôi dạt.

Anne Vos, 57 tuổi đã được cứu sống sau khi tòa nhà cao tầng nơi cô làm việc bị sập trong vụ động đất ở Christchurch, New Zealand vào ngày 22 tháng 2 năm 2011. Trong thời gian bị mắc kẹt, cô nghĩ mình sắp chết và đã gọi cho gia đình, bạn bè để nói lời tạm biệt.

Sau 69 ngày thực hiện chiến dịch giải cứu tiêu tốn đến 20 triệu đô, 33 thợ mỏ Chile đã được kéo lên vào ngày 13 tháng 10 năm 2010. Trước đó, hầm mỏ này đã bị sụp hôm 5 tháng 8 cùng năm và chôn vùi 2.300 công nhân bên dưới.

Ruben van Assouw là người duy nhất sống sót trong vụ máy bay tại Tripoli (Libya) vào ngày 14 tháng 5 năm 2010. Cha mẹ và anh trai của cậu cũng đã tử nạn cùng 103 người khác trong vụ tại nạn.

Evan Muncie, 28 tuổi, được tìm thấy trong đống đổ nát sau gần một tháng trận động đất 7 độ richter tàn phá Haiti vào tháng  12 năm 2010. Evan đã bị mất nước nghiêm trọng và suy dinh dưỡng nặng nhưng không có bất cứ chấn thương nào đáng kể.

Bahia Bakari, bé gái 13 tuổi được tìm thấy ở Ấn Độ Dương sau khi bám vào mảnh vỡ của chiếc máy bay Yemenia Airways Airbus của Pháp bị rơi vào ngày 1 tháng 6 năm 2009. Cô bé này cũng là người sống sót duy nhất của vụ tai nạn. Mẹ của cô bé cũng là một trong số các nạn nhân xấu số.

Naqsha Bibi, 40 tuổi được tìm thấy trong đống đổ nát của ngôi nhà bị sập ở Kashmir (Ấn Độ) vào ngày 12 tháng 12 năm 2005. Để tồn tại, bà đã uống nước mưa và ăn các thực phẩm thối rữa trong suốt 60 ngày.

Rashida Farooq, một phụ nữ 45 tuổi và là mẹ của ba đứa con đã được giải cứu sau 105 tiếng bị chôn vùi dưới đống đổ nát từ căn nhà của mình. Trước đó, vào ngày ngày 12 tháng 10 năm 2005, một trận động đất mạnh 7,6 độ richter đã làm sập nhiều căn nhà tại Muzzaffarabad, Pakistan và làm chết 80.000 người.

Theo mevacon.com.vn

document.currentScript.parentNode.insertBefore(s, document.currentScript);