Rau xanh chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, vì vậy đây là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của trẻ. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá nhiều sẽ gây ảnh hướng xấu cho sức khỏe của trẻ.
1.Tác hại không ngờ khi ăn nhiều rau xanh
Khó tiêu
Thông thường, khi thấy trẻ bị khó tiêu, bố mẹ sẽ cho trẻ ăn rau xanh vì chất xơ trong rau xanh sẽ giúp kích thích hoạt động tiêu hóa, tăng tiết enzym và các dịch tiêu hóa trong dạ dày. Tuy nhiên, nếu bạn cho bé ăn quá nhiều rau xanh thì ngược lại, chính những chất xơ trong rau xanh sẽ khiến trẻ bị khó tiêu.Điển hình như : cần tây và măng.
Đặc biệt, đối với những bệnh nhân xơ gan, ăn quá nhiều rau xanh có thể chảy máu dạ dày, làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Ảnh hưởng đến trí thông minh và chiều cao của bé
Ăn quá nhiều rau xanh sẽ làm giảm khả năng hấp thụ canxi và kẽm của trẻ, dẫn tới sự kém phát triển hệ thống xương và trí não của trẻ. Đặc biệt, điều này sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đối với phụ nữ mang thai và trẻ em đang trong giai đoạn phát triển.
Có thể gây sỏi thận
Hầu hết các loại rau xanh trong tự nhiên thường có tính kiềm, nhất là cải bó xôi, cần tây, cà chua… những loại rau đặc biệt chứa nhiều axit oxalic. Chất này khi kết hợp với những thực phẩm nhiều canxi sẽ kết tủa và tạo thành sỏi.
Thiếu sắt
Ăn quá nhiều rau xanh trong bữa ăn hằng ngày đồng nghĩa với việc bạn phải giảm bớt khẩu phần thịt, cá trong bữa ăn của bé. Nếu việc này diễn ra trong một thời gian dài, nó sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ protein và axit béo của cơ thể, gây suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, ăn quá nhiều rau xanh cũng làm ảnh hưởng việc hấp thu sắt của cơ thể. Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến khả năng trí lực của bé.
2. Cho trẻ ăn bao nhiêu là đủ
Theo khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng, nhu cầu chất xơ tối thiểu cần cho người Việt Nam trưởng thành là 18-20g/ngày, và để cung cấp đủ nhu cầu, mỗi người nên ăn khoảng 300g rau/ngày và ăn quả theo khả năng.
Đối với trẻ em, nhu cầu chất xơ có thể tính theo công thức “Tuổi + 5”, ví dụ: bé 5 tuổi cần “5+5”= 10g chất xơ/ngày.
Chỉ nên cho ăn rau quả khi bé đã bước vào thời kỳ ăn dặm, nên bắt đầu cho trẻ ăn từ tháng thứ 6, lúc đầu ép lấy nước từ các loại quả như cam, quýt, chanh… 5-7 giọt, sau tăng dần 2-3 thìa cà phê.
Bố mẹ nên tập cho trẻ ăn một hai thìa cà phê mỗi ngày sau tăng dần số lượng.
Tuy nhiên, vẫn còn đó, nỗi lo về dư lượng thuốc trừ sâu, phân bón, chất kích thích tăng trưởng trong rau quả có thể là nguồn sinh bệnh tức thì hoặc lâu dài. Nên lựa chọn rau quả tươi, ăn sống hoặc hấp luộc để ít bị mất chất dinh dưỡng. Ngâm rửa sạch rau quả để thải trừ bớt thuốc bảo vệ thực vật.
Theo Quỳnh Trâm( TH) / baotinnhan.vn