Có rất nhiều nguyên nhân gây hăm ở trẻ nhỏ như trời nóng, mặc quần áo chật, da bị ẩm ướt nhiều, thậm chí là do da nhạy cảm với các chất tẩy rửa…
1. Búp ổi
Nước búp ổi non có tác dụng trị hăm da, rôm sẩy cho trẻ. (Ảnh minh họa)
Các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng khuẩn, đặc biệt lá ổi non và búp non có chứa 7-10% tanin pyrogalic, 3% nhựa là những hoạt chất có tính kháng khuẩn. Do đó, dân gian vẫn thường nấu nước búp ổi non để làm sạch da, trị rôm sẩy, mẩn ngứa, hăm tã ở trẻ nhỏ.
Cách trị hăm tã cho trẻ rất đơn giản, mẹ chỉ cần rửa sạch vài búp ổi non, sau đó nấu cùng với ít nước sôi. Dùng nước này tắm cho trẻ. Với những chỗ bị hăm, mẹ nên ngâm lâu hơn để sát khuẩn cho con. Thực hiện đều đặn sẽ giúp tình trạng hăm da của trẻ được cải thiện.
2. Lá trầu không
Lá trầu không có vị cay, tính ấm thường được người xưa dùng để nhuộm và giúp răng chắc khỏe. Ngoài ra, với đặc tính sát khuẩn, tiêu viêm, lá trầu không còn có khả năng làm ức chế vi khuẩn, kháng nấm, giảm đau, giúp vết thương mau lành. Vì vậy, mẹ có thể sử dụng lá trầu không để trị hăm da cho trẻ.
Cách làm như sau: Rửa sạch 5-6 lá trầu không ngâm trong nước muối pha loãng ít nhất 10 phút, vớt ra để ráo. Đun sôi lá trầu với 1,5-2 lít nước. Lưu ý khi nước sôi mẹ nhớ đun thêm 5-10 phút để chất diệt khuẩn trong lá trầu tiết ra nhé. Để nguội, sau đó dùng một chiếc khăn sạch nhúng vào nước lá trầu không và nhẹ nhàng lau vùng da bị hăm. Lau liên tục như thế mỗi ngày 3 lần, sau khoảng 2-3 ngày tình trạng da hăm sẽ được cải thiện và trẻ bớt đau rát. Mẹ nên lau liên tục trong 1 tuần đến khi bé khỏi hẳn.
3. Lá trà xanh
Ngoài công dụng làm đẹp, trà xanh có có tác dụng trị hăm da rất tốt cho trẻ. (Ảnh minh họa)
Lá trà xanh được ví như “thần dược” của sức đẹp, có tác dụng giảm cân, dưỡng dáng, làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa. Với trẻ nhỏ, lá trà xanh còn được dùng để trị hăm tã rất hiệu quả. Tương tự như cách trị hăm tã cho trẻ bằng búp ổi và lá trầu, dùng nước trà xanh để lau cho bé cũng sẽ giảm bớt tình trạng hăm da. Tuy nhiên, để tránh axit có trong trà xanh làm xót da trẻ, mẹ nên pha loãng nước trà khi dùng nhé.
4. Lá khế
Lấy một nắm lá khế, mang đi rửa sạch rồi đun sôi, sau đó để nguội. Mẹ có thể tắm cho trẻ hoặc ngâm phần da bị hâm trong nước lá khế cũng giúp trẻ nhanh chóng hết hăm da. Lá khế rất lành, ít gây dị ứng nên mẹ có thể yên tâm sử dụng.
Trên đây là những cách trị hăm tã cho trẻ đã được nhiều bà mẹ áp dụng và có kết quả tốt. Mẹ có thể yên tâm khi dùng cho bé nhà mình rồi nhé!
Theo mevacon.vn
} else {