Theo y học cổ truyền, các bộ phận của cây mận như: quả, rễ, vỏ rễ, nhựa, lá, nhân hạt… đều có tác dụng chữa bệnh. Quả mận có vị chua ngọt, tính bình, có công dụng thanh can điều nhiệt, sinh tân lợi thủy, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như hư lao cốt chưng, âm hư nội nhiệt, thủy thũng, tiêu khát… Rễ mận thường được thu hoạch vào tháng 9 – 10, vị đắng, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt giải độc. Lá mận vị chua, tính bình, chuyên trị vết thương do sang chấn… Nhân hạt mận còn gọi là lí hạch nhân, vị ngọt đắng, tính bình, có công dụng tán ứ, lợi thủy, nhuận tràng.
Giàu chất chống oxy hóa
Một vài nghiên cứu gần đây tại phương Tây đã cho thấy rằng mận có khả năng chống lại ung thư bởi có chứa hàm lượng chất chống ô xi hóa rất cao. Mận đặc biệt có tác dụng tích cực tới những bệnh nhân mắc ung thư hoặc bệnh tim bởi các chất chống ô xi hóa trong mận có tác dụng chống lại và tiêu diệt các gốc tự do gây hại.
Giảm ốm nghén
Một công dụng vô cùng quan trọng của mận đó là giảm ốm nghén cho phụ nữ có thai. Nó thường được các chị em yêu dùng vào giai đoạn giữa của thai kì, khi mẹ bầu bị nghén và có cảm giác chán ăn thì ăn mận là một giải pháp hữu ích để cải thiện tình trạng này.
Kích thích hệ tiêu hóa
Bên cạnh việc ăn trực tiếp, các mẹ có thể ép lấy nước hoặc chế biến thành mận khô, mứt. Đây là những món ngon, đơn giản dễ làm trong ngày hè. Chúng giúp bà bầu kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng, điều trị nóng trong, giảm ho. Sinh tố mận là một món giải khát mùa hè rất tốt.
Làm sáng mắt
Mận chứa rất nhiều vitamin A – vitamin cần thiết để có đôi mắt sáng khỏe giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và các vi khuẩn gây hại cho mắt.
Các trẻ em đến tuổi đi học hay những người già nên thường xuyên bổ sung loại thực phẩm này để có đôi mắt sáng nhìn cuộc sống thay đổi và những gương mặt thân yêu của mình.
Tóc khỏe da đẹp
Thời tiết mùa hè nắng mưa thất thường, các chị em thường rất quan tâm tới việc chăm sóc làn da sạm đi vì nắng và mái tóc khô cứng thiếu sức sống. Với hai vấn đề về da và tóc thì mận có thể xử lý cả hai với những chất dinh dưỡng tuyệt vời mà nó có. Chỉ cần 2 quả mỗi ngày để có một làn da và mái tóc đẹp hơn.
Theo y học cổ truyền, quả mận có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch, giảm ho, kích thích tiêu hoá, lợi tiểu, tiêu thũng. Ăn nhiều mận chua dễ sinh nóng ruột, cồn cào, hại răng nhưng nhấm nháp chút ít trước mỗi bữa ăn sẽ thấy ngon miệng.
Ngoài ra, các thầy thuốc còn dùng mận để chữa xơ gan bằng cách chế biến như sau: Mận tươi 100 – 150g chè xanh một ít và mật ong vừa đủ. Sau đó bỏ hạt mận đi, đổ 0,3 lít nước đun sôi 3 phút, cho chè xanh và mật ong vào là được. Sau đó uống mỗi ngày 1 tháng.
Nhân hạt mận (lấy từ quả chín phơi khô) có tác dụng giảm đau, lợi tiểu, chữa táo bón, phù thũng, vết thương bầm tím do ứ máu. Liều dùng hằng ngày: 12 g dưới dạng thuốc sắc, thường phối hợp với các vị thuốc khác. Phụ nữ có thai không được dùng nhân hạt mận.
Nguồn: mevacon.com.vn