Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Age Journal (Mỹ) cho thấy, mức đường huyết có liên quan đến hình thức bên ngoài của một người. Cụ thể, cứ tăng 1 millimole đường trong mỗi một lít máu, có thể khiến khuôn mặt của một người trông già hơn năm tháng tuổi.
Đây là 20 nhan sắc được tuyển lựa từ 500 thí sinh (từ 18-27 tuổi) đến từ các quốc gia Hồi giáo (Indonesia, Baladesh, Nigeria, Mã Lai, Brunei, Iran). Có cô đeo cả kiếng cận, có cô còn lúng phúng hàng lông tơ rậm rạp trên nhân trung (đặc trưng của phụ nữ gốc Trung Á và Nam Á), vóc dáng có vẻ đẫy đà hơn thông lệ, toàn thân che phủ kín mít, chỉ lộ ra khuôn mặt sáng ngời, ánh mắt quyến rũ, những ngón tay được tô vẽ cầu kỳ và những đôi giày cao gót óng ả.
Xuất sắc vượt qua các phần thi tụng kinh Cô-ran, thuyết trình quan điểm Hồi giáo trong xã hội hiện đại, và catwalk, cô gái 21 tuổi đến từ lục địa đen Obabiyi Aishah Ajibola trở thành tân nữ hoàng của cuộc thi năm nay. Obabiyi đã quỳ xuống khóc nức nở và không quên nói lời tạ ơn đấng Allah quyền năng khi nghe tên mình được xướng lên.
Obabiyi Aishah Ajibola xúc động khi được người tiền nhiệm Niana Septiani trao vương miện
Obabiyi sẽ nhận được giải thưởng tiền mặt cùng các chuyến du học, hành hương đến đất Thánh Mecca và Ấn Độ để gây quỹ học bổng cho con cái của những phụ nữ bị ép hành nghề mại dâm. Phát biểu cảm tưởng sau khi đăng quang, Obabiyi nói cuộc thi không hẳn là sự cạnh tranh về nhan sắc, “chúng tôi đang chứng minh cho thế giới những điều tốt đẹp của đạo Hồi”.
Nhiều người cho rằng nhan sắc Obabiyi Aishah Ajibola chỉ ở mức bình thường, song cô gái này toát lên vẻ đẹp nhân hậu và thuần khiết, điều dễ gây cảm mến với các cô nhi – thành phần giám khảo chủ lực của cuộc thi.
“Các cô gái của Muslimah world đều là những người có tri thức, thông minh, sành điệu và có đạo đức. Hồi giáo của chúng tôi đâu chỉ có nghèo đói và khủng bố!” – Eka Shatin, người khởi xướng cuộc thi, cho biết.
Evawani Efliza, thí sinh 23 tuổi đến từ nước chủ nhà, hiện đang theo học ngành Tâm lý học ở Canada, bày tỏ nguyện vọng cống hiến năng lực bản thân cho việc nâng cao dân trí và củng cố bình đẳng giới cho phụ nữ đạo Hồi. Cô còn chia sẻ quan điểm về “phe đối nghịch” Miss world đang diễn ra: “Tôi không phản đối các thí sinh tham gia cuộc thi này, nhưng sẽ là tốt hơn cho Miss world nếu nó được tổ chức ở nơi khác thay vì tại một đất nước Hồi giáo, nơi không cho phép phụ nữ phơi bày da thịt”.
Các thí sinh trình diễn trang phục hijab truyền thống
Đồng tình với Evawani, bà Eka Shantin nói thêm rằng cuộc thi do mình tổ chức không phải là để chống lại Miss world, “mà đây là cách chúng tôi thể hiện tư duy về cái đẹp một cách ôn hòa, tránh dùng bạo lực và viện cớ tôn giáo để bài xích người khác. Đó cũng chính là lý do chúng tôi tổ chức Hoa hậu Hồi giáo sớm hơn so với Hoa hậu Thế giới”.
Eka Shatin vốn là nhân viên kỳ cựu trong lĩnh vực truyền hình và truyền thông cho đến khi bị buộc thôi việc vì dám cãi lệnh sếp để mặc trang phục truyền thống hijab đi làm.
Trên thực tế, chỉ có một bộ phận nhỏ dân chúng Indonesia thuộc các tổ chức Hồi giáo cứng rắn mới phản đối quyết liệt Miss world 2013 theo hình thức biểu tình. Lý do họ đưa ra là Miss world đi ngược lại những giá trị đạo đức của đạo Hồi, phỉ báng tôn giáo, bôi nhọ danh dự phụ nữ. Còn lại, hầu hết đều tỏ ý đồng thuận vì những lợi ích kinh tế và cơ hội quảng bá du lịch địa phương được đem đến từ cuộc thi này.
Tuy nhiên, trước áp lực chống đối ngày một dâng cao của cộng đồng Hồi giáo hà khắc, Đại sứ quán Mỹ, Anh, Úc tại Jakarta đã cảnh báo công dân nước họ nên cẩn trọng khi ra đường trong những ngày này.
Vòng Chung kết Hoa hậu Thế giới 2013 sẽ diễn ra vào ngày 28/9 tại thủ đô Jakarta, Indonesia.
Người gửi: Kỳ Phương
Nguồn: www.phunuonline.com.vn