“Nếu bạn giống như đa số phụ nữ, bạn không “nghĩ giàu” – và nếu như bạn không nghĩ giàu, bạn chắc chắn không thể nào cố gắng thực hiện những việc để trở nên giàu được. Thời điểm mà bạn coi như mình giàu được quyết định bởi giá trị của bạn, lối sống của bạn và khả năng chấp nhận rủi ro của bạn…”
Nếu đã có quá nhiều cuốn sách về chủ đề giúp phái nữ đạt được mục tiêu tài chính, vậy thì tại sao số phụ nữ có cuộc sống nghèo khổ lại luôn nhiều hơn số đàn ông?
Vì mối liên hệ giữa phụ nữ và tiền bạc cũng phức tạp như tất cả các mối quan hệ khác trong cuộc sống của họ vậy. Và đây chính là điều làm nên sự khác biệt của cuốn “Nice girls don’t get rich” (Gái ngoan không thể giàu). Đây không chỉ là cuốn sách về nội dung lên kế hoạch tài chính. Nó còn là một cuốn sách về tư duy tài chính. Cuốn sách lí giải tại sao phụ nữ bị mắc kẹt trong những cách ứng xử và lối suy nghĩ của xã hội cũ và nói về những cách thức riêng mà họ sử dụng để có được tài sản cần thiết cho cuộc sống sung túc của họ – bằng bất kỳ giá nào. Nó hoàn toàn không phải vì chúng ta chỉ kiếm được 77 xu so với mỗi một đô la mà đàn ông kiếm được, và cũng không phải vì chúng ta không ngồi ở góc văn phòng. Đó là những dấu hiệu, không phải là những lí do. Phụ nữ không thể kiếm được nhiều tiền vì họ nhận được những thông điệp mâu thuẫn nhau trong suốt cuộc đời của họ – từ khi họ còn là những cô gái – về vấn đề làm việc tốt và cư xử đúng mực. Tất cả những cuốn sách với nội dung lên kế hoạch tài chính trên thế giới không thể giúp một ai đó đang đi trên dây ranh giới giữa một bên là những hiểu biết về trí óc mà cô ta cần quan tâm để có sự an toàn về tài chính và bên kia là cảm giác về việc đạt được nó trong khi vẫn hoàn thành tốt vai trò xã hội của một người nuôi dưỡng, người trông nom nhà cửa, người bảo vệ và người bạn đời. Nhưng một cuốn sách kết hợp tư duy tài chính và kế hoạch tài chính sẽ làm được điều đó – và đây chính là lí do khiến tôi viết ra cuốn sách này.
Trích đoạn sách hay:
“Gái ngoan” không thể trở nên giàu có một phần lớn là vì những thông điệp xã hội mà họ nhận được khi họ đang dần trưởng thành:
• Tiền là sức mạnh, và hầu hết các cô gái không được giáo dục để trở nên mạnh mẽ – họ được rèn để trở nên “ngoan”
• Các cô gái được xã hội hóa để trở thành những người chăm sóc, người nuôi dưỡng và những người hòa giải trong xã hội – không cần thiết phải là trụ cột gia đình.
• Với vai trò là một người chăm sóc và nuôi dưỡng những đứa trẻ, phụ nữ thường phải nghỉ ngắt quãng trong công việc và thường bị phạt vì điều đó. Thay vào đó, họ bị gán cho một chức danh hạ phẩm giá là “bà mẹ có tì vết”
• Phụ nữ chắc chắn sẽ dùng tiền mình kiếm được vào con cái và vào nhà cửa, trong khi đàn ông thì lại thận trọng sử dụng tiền vào các khoản đầu tư
• Phụ nữ thường ngần ngại khi yêu cầu tăng lương, hưởng những đặc quyền hay thăng chức dù những thứ đó phản ánh giá trị những đóng góp của họ cho tổ chức bởi vì họ không chắc chắn rằng mình “xứng đáng”.
Thông tin về cuốn sách:
Tên sách: Phụ nữ thông minh phải biết tiêu tiền
(Tiếng Anh: Nice girl don’t get rich)
Tác giả: Lois P.Frankel, PhD
Nguồn: Thái Hà Books