Thở + thiền = xóa stress

Normal
0

false
false
false

MicrosoftInternetExplorer4


/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:#0400;
mso-fareast-language:#0400;
mso-bidi-language:#0400;}

Không phải là chủ doanh nghiệp, không là sếp một bộ phận nào, chỉ là một nhân viên bình thường, nhưng tôi luôn gặp stress. Định đăng ký học một lớp yoga để kiềm tính nóng nảy, nhưng tôi lại không thể có được sự kiên nhẫn ngồi thiền trong một lớp học như thế. Thế là, một người bạn đưa cho tôi quyển sách “Tìm về cảm giác thư thái” của công ty sách Thái Hà. Tôi quan tâm nhất chuyện hít thở và kah1m phá thêm sự huyền diệu của hơi thở. Tôi chia sẻ ra đây cùng mọi người.

 

Hơi thở và cảm giác điềm tĩnh

Hít thở là hành động trao đổi cơ bản nhất giữa chúng ta với thế giới xung quanh. Và trong hít thở, hô hấp là hoạt động bản năng tự nhiên nhất, tuy nhiên ít người biết được hô hấp sao cho đúng. Chính vì vậy, học cách thở đúng sẽ mang lại vô vàn lợi ích cho cả sức khỏe thể chất cũng như trạng thái lành mạnh tinh thần của chúng ta.

Hơi thở cạn hay sâu, nhanh hay chậm, đều hay ngắt quãng đột ngột chính là thước đo trạng thái thể chất, cảm xúc của chúng ta, đặc biệt nó cũng là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho biết, bạn có bị stress hay không. Vì vậy, mỗi khi bạn cảm thấy bồn chồn, lo lắng thì hơi thở như kiềm lại, cảm xúc cũng bị nén lại, chúng ta thường gồng thân mình, thường nói hết hơi và thở hổn hển. Và cứ dồn nén như thế, cứ thở như thế một thời gian dài, bạn sẽ bị stress. Hơi thở sẽ khó nhọc hơn, sau đó chúng ta dễ rơi vào cảm giác mỏi mệt, thậm chí chán chường, biểu hiện dễ thấy nhất là thở dài ngao ngán.

Hít thở đúng, đơn giản cũng giúp giải tỏa bớt nỗi lo âu, sầu muộn của chúng ta đấy!

 

Hít thở cùng “vật nhắc nhở”

 

 Theo như tác giả Mike George của quyển sách thì chúng ta nên lập ra thời gian dễ bị stress nhất trong ngày, lập kế hoạch sự kiện trong tuần gần nhất có thể gây stress. Sau đó nghĩ ra một vật nhắc nhở trực quan và đặt chúng ở địa điểm thích hợp. Nhưng bản thân tôi không đồng ý với kiểu lên kế hoạch hít thở giải stress như thế này.

Chuyện bạn phải nghĩ đến thời gian nào có thể bị stress cũng đủ khiến bạn bị stress, nên tôi không chọn phương pháp này cho bài tập hít thở của mình. Tôi chọn phương án 2 mà Mike George đề ra là chọn một vật nhắc nhở trực quan gần gũi với mình nhất như ngón tay cái, chiếc nhẫn, để ngay khi thấy mình bị căng thẳng, stress là tập trung vào nó trong vòng vài phút, hít thở thật sâu và đều mỗi khi vật nhắc nhở lôi kéo sự chú ý của bạn trở lại trạng thái cân bằng.

 

Bạn đã lấy lại được sự lắng dịu của tâm hồn khi bị căng thẳng rồi đấy.

 

Box:

Nhịp thở đối với thiền

Bài tập thiền đơn giản này sẽ giúp bạn giữ cho nhịp thở trần lắng lại. Đây cũng là bài tập bước đầu để bạn tự kiểm tra bản thân trong lúc đối mặt với những tình huống khó khăn

  • Ngồi hoặc thả lưng trong một căn phòng yên tĩnh với đôi mắt khép. Hãy tưởng tượng những suy nghĩ của bạn giống như bọt xà phòng. Chầm chậm thở ra bằng miệng. Khi thở ra, bạn hình dung tất cả những suy nghĩ – bọt xà phòng – đang được thổi tung đi. Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy thư thái hơn.
  • Bây giờ thì hãy hướn toàn bộ sự chú ý của bạn vào mũi. Hít vào và thở ra bằng mũi, khi làm vậy, hãy tưởng tượng luồng khí đi qua mũi theo sự điều khiển của bạn.
  • Cố hết sức tập trung thở ra dài, nhẹ, sau đó cứ tự động hít vào.
  • Nếu suy nghĩ trong tâm trí bạn bắt đầu đi lang thang, lung tung thì đừng vội nản lòng. Bạn chỉ cần hướng tập trung trở lại mũi và cố gắng để cho hơi thở làm đầy ý thức.
  • Thực hành bài tập này mỗi ngày – giờ nào cũng được – miễn bạn thấy thoải mái, sự thiền đơn giản này sẽ giúp bạn thấy mình hít thở tự nhiên hơn.