Tránh sai lầm trong cách ăn “gạo lứt muối mè”

 

(NTD) – Ở Việt Nam, phong trào ăn gạo lứt muối mè để chữa bệnh đang được lớp người cao tuổi hết sức ủng hộ, với mong muốn mang lại một cơ thể khỏe mạnh, không bệnh tật. Tuy nhiên, có những điều mà người ăn cần lưu ý trước khi bắt đầu để tránh những sai lầm đáng tiếc.

Tránh sai lầm trong cách ăn “gạo lứt muối mè”1
Gạo lứt đỏ là nguyên liệu chính trong cách ăn gạo lứt muối mè.

Lương y Trần Ngọc Tài, một chuyên gia về thực dưỡng đã chia sẻ một số kinh nghiệm khi ăn “gạo lứt muối mè” như sau: “Khi bắt đầu ăn, cần phải xem cơ thể bạn đang ở trạng thái như thế nào, và xác định mục đích là chữa bệnh hay giảm cân, kéo dài tuổi thọ. Sau đó sẽ tùy vào cơ địa từng người mà áp dụng. Trước khi ăn cách ăn này nên nhịn ăn 1-2 ngày để thanh lọc cơ thể và tẩy hết các chất thừa còn trong dạ dày.

Sau khi bắt đầu ăn chế độ ăn gạo lứt muối mè, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như dị ứng nhẹ, cơ thể mệt mỏi, mất sức do chưa kịp thích ứng với chế độ ăn mới. Chỉ cần kiên trì thì sau vài ngày, khi cơ thể thích ứng kịp thời thì các triệu chứng kia sẽ biến mất. Trường hợp người già, người răng yếu phải ăn cơm nhão, cháo đặc hoặc bột gạo lứt. Tránh trường hợp nhai, nuốt vội vàng vì cơm gạo lứt cứng làm cho dạ dày khó tiêu hóa, nặng bụng.

Với những người mới ăn, cần tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc uống ít nước, mỗi ngày không quá 0,75 lít nước và nên ăn mặn vừa phải để phát huy hiệu quả chữa bệnh. Sau khi bệnh đã được chữa trị thì nên tùy vào thể trạng mà xem có nên tiếp tục ăn, hay ăn thêm các loại rau củ, cá để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.

Tránh sai lầm trong cách ăn “gạo lứt muối mè”2
Mè, nguyên liệu chính thứ 2 phối cùng gạo lứt.

Một điều đặc biệt cần lưu ý là ăn gạo lứt muối mè có lợi cho người mập, dư mỡ, cao áp huyết. Nhưng có hại cho người ốm, áp huyết thấp.

Tính chất của gạo lứt là hút nước, khi nấu 1 lon gạo lức, cần 2 lon nước, cơm mới nở mềm, không bị khô. Nhưng nấu 1,5 lon nước thì cơm hơi khô, phải nhai kỹ, mỗi miếng cơm nhai 50 lần cho ra nước miếng, như vậy mỗi bữa ăn, gạo lức cần thêm nửa lon nước trong cơ thể. Việc mất nước sẽ làm giảm trọng lượng cơ thể, làm tan nước trong mỡ bụng. Sau một thời gian sẽ trở về trạng thái bình thường, không mập không ốm.

Trong thực tế, có người áp dụng cách ăn này chữa được bệnh nan y. Nhưng cũng có người lại suy yếu cơ thể, thậm chí tử vong. Về cơ bản, “gạo lứt – muối mè” là phương pháp ăn kiêng. Chính vì vậy, những người thể trạng ốm yếu, suy kiệt thì không nên sử dụng phương pháp này. Nếu muốn áp dụng, thì phải phục hồi cơ thể, sau đó tùy vào thể trạng mà áp dụng cách ăn. Một số bệnh nhân đau dạ dày cũng không nên lựa chọn phương pháp ăn này vì sẽ làm cho tình trạng tiêu hóa của dạ dày trở nên khó khăn hơn. Không những vậy, mè còn có chất gây viêm, sưng vết loét trong dạ dày.

Chính vì vậy, để có một phương pháp thực dưỡng cân bằng và hiệu quả, người bệnh vẫn phải kiểm tra tình trạng sức khỏe, và nhờ các chuyên gia thực dưỡng tư vấn để lựa chọn chế độ ăn cho phù hợp.

Theo nguoitieudung.com.vn

} else {