Vào chùa tĩnh tại

Normal
0

false
false
false

st1:*{behavior:url(#ieooui) }


/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:#0400;
mso-fareast-language:#0400;
mso-bidi-language:#0400;}

Truyền tích

Nơi đây là quần thể Phật giáo lớn ở phía Nam. Nếu phải kể tên thì chắc chắn không không dưới chục cái tên thiền viện, thiền thất, tịnh xá nằm kề cận bên nhau. Đây Thiền viện Thường Chiếu, Thiền viện Linh Chiếu, Thiền viện Phước Hoa, kia là chùa Tam Bảo, chùa Phước Huệ, tu viện Liễu Không, tu viện Trạm Viện…
Nổi bật nhất trong quần thể Phật giáo nơi đây có lẽ là thiền viện Thường Chiếu và thường viện Linh Chiếu. Người dân sống quanh đây kể rằng, Thường Chiếu là danh xưng của một vị Thiền sư Việt Nam nổi tiếng thời Lý. Sư họ Phạm, quê làng Phù Ninh, từng làm quan cho triều đình. Là một bậc trượng phu quân tử có tiết tháo, không khiếp phục uy quyền, xem thường công danh sự nghiệp ở đời, nên chốn quan trường đối với Sư chỉ như “trò bọt bóng”. Nghe danh Thiền sư Quảng Nghiêm ở chùa Tịnh Quả, Sư liền từ quan, tìm đến xuất gia học Thiền và đắc pháp luôn tại đây.

Ngôi chùa Thường Chiếu thuở ban sơ cũng chỉ là một căn nhà lá, nằm chơ vơ trên một dãy đất cát trắng phếu với sỏi đá khô cằn. Sau hơn ba mươi năm hình thành và phát triển, thiền viện Thường Chiếu hôm nay thay da đổi thịt thành ngôi chùa thanh thoát và rợp ngời bóng mát. Ngày xưa hoang dã cây cỏ um tùm, hôm nay sạch sẽ tôn nghiêm.

Thiền viện Linh Chiếu cũng ghi dấu bao câu chuyện lưu truyền. Năm 1980, thiền viện do hòa thượng ân sư Thượng Thanh Hạ Từ thành lập. Ngôi chùa đầu tiên cũng chỉ là ngôi nhà lá ba căn, vách đất. Tổng số ni chúng ban đầu chỉ có 9 vị. Dần dần thiền viện phát triển cho đến ngày nay khang trang quy cũ, với tổng số ni chúng lên đến hơn trăm vị và còn có thêm một cơ sở từ thiện Tuệ Tĩnh Đường khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho dân nghèo. Đất hoang đã trở thành vườn xanh, mái lá được thay dần mái tôn rồi mái ngói. Nhưng điều quan trọng nhất là hòa thượng Ân sư luôn nhắc nhở người con Phật cũng như mọi người chung quanh hết lòng với các công tác từ thiện, chữa bệnh giúp người. Thế nên, viếng cảnh thiền viên Linh Chiếu không khó để tìm thấy những vườn thuốc nam xanh mướt …

Còn rất nhiều truyền tích để lại từ mỗi một ngôi chùa ở nơi đây, mà nếu phải kể ra thì không bút mực nào tả xiết.

Cảnh đẹp

Đến thăm quần thể Phật giáo lớn này, đi đến đâu cũng bắt gặp những kiến trúc cổng tam quan, nội viện, thiền đường, chánh điện, thư viện với những mái ngói cong cong đậm nét xưa cũ. Khung cảnh ở đây còn ấn tượng với những tảng đá to viết chữ thư pháp, đề dạy những lời răn cho người cõi tạm và đầy thanh tao với các khuôn viên rộng trồng cây xanh bát ngát. Người đến viếng cảnh chùa, nếu không trầm trồ bởi những hàng rào đá phảng phất nét hoang sơ thì cũng giật mình khi ngắm những chiếc chuông to hay những cây đèn lớn đặt giữa sân chùa. Lại còn có rất nhiều những “kỳ quan” lạ mắt ở mỗi ngõ ngách trong khuôn viên chùa mà vẻ đẹp chỉ có người tận mắt chứng kiến mới cảm nhận được.

Dạo bước trên con đường đá nhỏ, thoắt chốc lại gặp những cội bồ đề uy nghi, lúc lại thấy những hoa đỏ, hoa vàng lạ lẫm rực rỡ. Con đường rợp bóng cây xanh tràn ngập sự yên tĩnh lâu lâu lại vang lên một hồi chuông ngân, như đưa hồn người vào cõi tịnh, để bao muộn phiền tan biến, bao bon chen chợt trả hết cho đời.

Nơi đông người nhất ở quần thể này có lẽ là Tuệ Tĩnh Đường – nơi phát thuốc, chữa bệnh miễn phí. Cổng chùa mở rộng cho tất cả khách thập phương. Để có đủ thuốc phát cho tất cả mọi người, khuôn viên xung quanh Tuệ Tĩnh Đường hầu như chỉ dùng để trồng các cây thuốc. Dạo một vòng quanh nơi đây, dễ dàng thấy cái cảnh các tiểu ni đang tận tụy chăm sóc, vun trồng cho những cây thuốc thêm tươi, thêm xanh, và cho người bớt bệnh, bớt khổ.

Tôi đến viếng cảnh chùa khi mặt trời ở đỉnh đầu, vậy mà mãi mê với cảnh non tiên, cửa phật, đến khi cất bước ra về, trời đã chập choạng. Ngó phía xa xa, thấy khung cảnh dần trở nên mờ ảo. Có người bảo do sương, có người nói vì các chú tiểu đốt lá. Chẳng biết ai đúng ai sai, chỉ biết người khách lỡ đặt chân đến đây không muốn bước ra về.

Ngoài kia, ra khỏi cổng chùa là đường Quốc lộ ồn ào xe cổ, tất bật dòng người ngược xuôi…

Nhấn:

Người dân quanh đây, thì dường như cũng ảnh hưởng “ tính” nhà Phật nên đối với khách thập phương lỡ bước lúc nào cũng tỏ thái độ niềm nở, ân cần.