Chuyện về người phụ nữ giàu nhất VN

Normal
0

false
false
false

MicrosoftInternetExplorer4

st1:*{behavior:url(#ieooui) }


/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:#0400;
mso-fareast-language:#0400;
mso-bidi-language:#0400;}

Không chỉ là một người phụ nữ thành công trong sự nghiệp, chị còn là người có trái tim nhân hậu. Công việc kinh doanh bận rộn nhưng trên đất Mỹ, chị luôn hướng về quê hương với tâm sự ấp ủ: “Mình làm được tại đất khách quê người, thì tại sao mình lại không giúp đỡ nhiều hơn nữa cho người dân quê hương, cho những người nghèo khó Việt Nam giống như mình ngày trước”.

 

Được đến trường nhờ những thùng nước gạo

 

Đặng Thị Hoàng Yến sinh ra trong một gia đình công chức nghèo. Năm 1976, chị đỗ vào ĐH Kinh tế TP HCM. Do gia đình nghèo nên con đường từ nhà đến trường dài hàng chục cây số, nhưng hàng ngày chị phải dậy từ rất sớm đi bộ đến trường.

 

Khi cha mẹ mua được chiếc xe đạp cho chị bằng tiền đi vay, thì hàng ngày chị lại kiêm luôn nhiệm vụ chở hai thùng đến khu tập thể để xin nước gạo, cơm thừa về nuôi heo. Chính nhờ những con heo đó mà mấy chị em Hoàng Yến được học hành.

 

“Có một kỷ niệm mà có lẽ không bao giờ tôi có thể quên, đó là có lần ba tôi đã cho tay vào mồm con heo để lấy cho được trái khế chặn trong cổ họng nó, mặc cho con heo cắn tới chảy máu. Vì nếu con heo mà chết thì cả gia đình chúng tôi sẽ chẳng còn Tết nữa. Bây lại thấy hiện lên hình ảnh người cha với bàn tay đầy máu, vì cái Tết của chúng tôi”, chị Yến nghẹn ngào kể.

 

 

Bà Hoàng Yến trong một hoạt động của doanh nghiệp.

 

Chính điều đó đã đi cùng năm tháng theo chị, đốt cháy trong chị khát vọng vươn lên để đổi đời. Năm 1980, chị tốt nghiệp và được phân công về làm việc cho Quận 5 ( TP HCM). Sau đó, năm 1992 chị được bổ nhiệm chức vụ giám đốc đầu tư của Trung tâm Xúc tiến Đầu tự trực thuộc UBND TP HCM. Ở đây, chỉ trong hai năm, chị đã thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài và nâng tiền đầu tư lên 1,5 tỷ USD.

 

Quyết chí làm giàu

 

Năm 1993, chị quyết định bỏ chức Giám đốc đầu tư của trung tâm Xúc tiến Đầu tư, ra ngoài đi làm thuê cho các công ty nước ngoài với khát khao “phải làm được cái gì đó tạo ra nhiều sản phẩm cho từng xã hội và tạo được nhiều công ăn việc làm cho những người nghèo”. Chị đã dành dụm đồng lương để thực hiện khát khao ấy. Khi có một chút vốn, chị thành lập công ty riêng.

 

Đầu tiên, chị chọn vùng đất nhiễm mặn Tân Tạo thuộc huyện Bình Chánh, một trong những huyện nghèo nhất TP HCM để khởi nghiệp. Không ít nhà đầu tư nước ngoài đến khảo sát vùng đất này rồi lại lắc đầu ra đi. Chị nghĩ, người nước ngoài ra đi thì chỉ có người Việt Nam mình mới có thể đánh thức mảnh đất quê hương mình. Chị đã bắt tay vào biến vùng đất sình lầy, ngập mặn kia thành khu công nghiệp được như ngày nay.

 

Tính đến thời điểm năm 2008, chỉ riêng khu công nghiệp Tân Tạo đã thu hút hơn 300 nhà đầu tư trong nước và ngoài nước với tổng số vốn đầu tư thực hiện trên 600 triệu USD, tạo việc làm cho hơn 30.000 lao động.

 

Mặc dù đã trở thành người phụ nữ thành công nhưng chị quyết định bay sang Mỹ để tiếp tục sự nghiệp kinh doanh đầy chông gai với mong muốn sẽ học được cách làm ăn chuyên nghiệp ở một cường quốc lớn nhất về kinh tế của thế giới.

 

Từ bỏ cuộc sống tiện nghi, chị một mình dấn thân sang nơi đất khách quê người, không người thân thích, không bạn bè. Vốn ít, kinh nghiệm kinh doanh quốc tế chưa có, cơ hội làm ăn thật mong manh, xa vời.

 

Vì ở Mỹ, mỗi doanh nghiệp, mỗi con người được đánh giá qua độ tín nhiệm mà người ta gọi là Credit – Credit của chị là con số 0. Chị tâm sự: “Việc đầu tiên tôi phải làm là tìm hiểu các quy định về thuế, miệt mài lướt web, đọc sách báo tìm thông tin liên quan, đầu tư bất động sản là lĩnh vực mà tôi đã có ít kinh nghiệm khi đã khởi nghiệp tại Việt Nam”

 

Cuối cùng cánh cửa tưởng như kép kín cũng đã được chị bật tung ra và dự án đầu tiên được đầu tư bằng giấy phép đầu tư nước ngoài do Bộ kế hoạch và Đầu tư cấp: đầu tư xây dựng hạ tầng khu nhà ở trên diện tích 10.43 area ở Mỹ đã được khởi đầu và món nợ 500.000 USD chính là món nợ đầu tiên được ngân hàng cho vay, tiếp theo các dự án cứ lớn dần lên hàng năm. Chị đã xây dựng được chỉ số tín dụng của mình và của công ty bằng cách luôn trả lãi suất đúng hạn…

 

Không chỉ là một người phụ nữ thành công trong sự nghiệp , chị còn là người có trái tim nhân hậu. Hàng chục năm qua, chị và Tập đoàn Tân Tạo đã xây dựng hàng nghìn căn nhà tình nghĩa, xây dựng nhiều trường học, tặng nhiều học bổng cho học sinh, sinh viên cả nước.

 

Chỉ trong bốn năm qua, Tân Tạo đã đóng góp gần 49 tỷ đồng để xây dựng hàng nghìn căn nhà tình nghĩa, tình thương, xây dựng trường học…để tặng cho các địa phương nghèo, tham gia tích cực vào hoạt động cứu trợ đồng bào bị thiên tai, bão lụt… trong nước và ở cả các nước bạn như Lào, Campuchia…Đặc biệt, tháng 5/2007,chị đã tự nguyện bỏ ra lợi nhuận để sáng lập ba quỹ từ thiện xã hội.

 

Chị đang hoàn thành nốt dự án “Xây dựng trường đại học chất lượng cao Tân Tạo ở Long An”. Chị nói: “Đây là trường học dành cho các em học sinh, sinh viên nghèo, nhưng nó sẽ là trường Harvard riêng của Việt Nam".