“Tìm kiếm người từ bên ngoài không phải là sự chọn lựa khôn ngoan nhất”. Vì thế chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Gucci Marco Bizzarri đã mô tả sự thăng chức giám đốc sáng tạo của Alessandro Michele, sự bổ nhiệm đã được khẳng định với báo Women’s Wear Daily vào ngày thứ tư 21/1/2015. Công ty khẳng định ông Alessandro Michele sẽ có “toàn bộ trách nhiệm sáng tạo cho tất cả các BST và hình ảnh thương hiệu”.
“Alessandro không phải là cái tên lớn. Ông ấy không được chú ý”, ông Bizzarri trần tình. “Ông ấy nổi tiếng trong công ty vì là một người tài giỏi và rất được kính trọng bởi đội ngũ. Ông ấy hiểu rõ Gucci”.
Ông Alessandro chào khán giả sau khi ra mắt BST thu đông nam 2015 của Gucci.
Chấm dứt tin đồn
Ông Alessandro làm việc tại phòng thiết kế của Gucci vào năm 2002 sau khi làm NTK cao cấp phụ trách mảng phụ kiện tại Fendi. Ông được bổ nhiệm là “người cộng tác” của NTK Frida Giannini vào năm 2011, và năm ngoái nhận thêm trách nhiệm là giám đốc sáng tạo GRG Richard Ginori, một thương hiệu gốm sứ do Gucci sở hữu vào năm 2013.
Sự khẳng định đã chấm dứt tin đồn rằng ai sẽ là người kế nhiệm Giannini, người đã chấm dứt nhiệm kỳ của mình khi rời khỏi nhà thời trang vào đầu tháng 1 năm nay. Căn cứ vào những điều khoản gốc cho sự ra đi của Giannini, Giannini sẽ làm việc cho đến hết mùa thu năm 2015 và trình làng cả BST nam lẫn nữ.
Cuối cùng, sự ra đi của cô rất vội vã trong sự quan tâm về việc thay đổi đường hướng càng nhanh càng tốt. Cùng với đội ngũ làm thời trang nam hiện đang có tại Gucci, ông Alessandro đã làm lại BST nam, nhận được sự đánh giá cao của báo giới vì nét lưỡng tính đầy thu hút, mặc dù thương hiệu đang chào hàng BST thu đông 2015 dành cho nữ như là BST chính thức lần đầu tiên được ra mắt.
BST thu đông nam 2015 của Gucci do Alessandro thực hiện.
Ông Bizzarri bày tỏ sự tự tin nhiệt tình vào năng lực của ông Alessandro, khi gọi ông Alessandro “chính xác là người phù hợp” đối với sự chỉ huy sáng tạo của Gucci. Ông được giao nhiệm vụ trong tình hình Gucci đang sụt giảm doanh số trong thời gian gần đây cùng với việc phục hồi vị trí một thời là lực lượng chính trong việc định hướng thời trang. “Khi ông ấy bắt đầu bàn luận về Gucci, tầm nhìn, tài năng của ông ấy cùng với những hình ảnh nối liền với cách ông nhìn Gucci chính xác trong việc giữ gìn phương hướng mà chúng tôi muốn đưa Gucci lên phía trước”, ôngBizzarri giải thích.
Ông Bizzarri thừa nhận đầu tiên xem xét nhiều “tên lớn”, một số người là đối tượng của sự suy đoán trong giới báo chí, và một số người thì không. Trong số những người được đồn đoán gồm: Riccardo Tisci, hợp đồng củaRiccardo Tisci với Givenchy rất tốt. Ông Bizzarri phủ nhận một cách mạnh mẽ sự gợi ý rằng ông Alessandro là một hợp đồng “tạm thời” bí mật. “Tôi chưa bao giờ liên lạc với Riccardo Tisci, chưa bao giờ bàn thảo”, ông nêu. “Ông Alessandro chắc chắn là sự chọn lựa; ông ấy không phải là sự chọn lựa tạm thời. Ông Alessandro còn vượt quá sự chọn lựa của riêng tôi, mà đó là sự chọn lựa của ông Francoise Henri Pinault, chủ tịch Tập đoàn hàng xa xỉ Kering, tập đoàn sở hữu Gucci. Chúng tôi có cùng tầm nhìn”.
Ông Bizzarri kể sự bổ nhiệm của mình tại Gucci bắt đầu từ ngày 1/1/2015, từ bộ phận hàng da và thời trang xa xỉ trực thuộc công ty mẹ là Kering. Ông và ông Alessandro bắt đầu nhiệm kỳ của mình một cách hiệu quả, một đội ngũ cộng tác thường xuyên với sự giàu có theo cách trở thành truyền thống thương hiệu đã được dẫn đầu bởi Domenico De Sole và Tom Ford và sau đó là sự cộng tác của Giannini, đầu tiên là với Mark Lee và sau này là với Patrizio di Marco, người mà Giannini có quan hệ tình cảm.
Hiện đại hơn trong giới thời trang
Đây là thời điểm quan trọng đối với Gucci, ông Bizzarri không che giấu khi nói chuyện. Trong lĩnh vực hàng xa xỉ đầy thách thức, thị phần Gucci đã thành công hơn hầu hết. Tuy nhiên, không chỉ lợi nhuận của thương hiệu giảm mà danh tiếng là một người dẫn dắt trong thời trang mang tính táo bạo, chói sáng, mạnh mẽ đã đạt đỉnh cao nhất trong những năm tháng hoàng kim khi Tom Ford còn làm việc.
Cứ cho là tầm quan trọng của thời trang mỗi lúc mỗi khác. Người ta có thể tranh luận rằng thời trang trong thời trang có nhiều ý nghĩa hơn bây giờ, khi nhấn mạnh về sự ám ảnh hỗ tương giữa toàn cầu hóa và “những cái thích” trực tuyến thường dùng để xem xét sức mạnh và điểm yếu của những thứ được trình diễn trên sân khấu.
Mặc dù khá cởi mở, ông Bizzarri thể hiện “sự vô cùng ngưỡng mộ và kính trọng” vì tài năng của Giannini và di Marco. Ban đầu, những con số của Gucci thành công dưới thời Giannini làm điều hành sáng tạo. Nhưng khi sự gia tăng bắt đầu chậm lại, sự rút lui khỏi ảnh hưởng thời trang trở nên rất dễ nhận thấy. Những bộ quần áo đẹp, đôi khi cầu kỳ của Giannini xiay quanh ánh đèn là loại rất dễ mua.
Phương thức giới thiệu của cô ấy không xa rời nhưng lại trở thành một trào lưu cho những bộ đồ mang phong cách đương đại ở mức giá xa xỉ. Trong khi một cách chính thức, nhà thời trang đứng phía sau sự chọn lựa của Giannini, ở một chừng mực nào đó, điều kiện thay đổi. Ông Bizzarri giờ đây thừa nhận sự sụt giảm thời trang của thương hiệu và nhận thấy đó là một dấu hiệu chính trong nhu cầu sửa chữa. Như ông bộc bạch, ông và ông Pinault không thể hài lòng chỉ đơn thuần là phục hồi Gucci với vị trí gà đẻ trứng vàng; nhà thời trang còn cần phải tái đạt được sự nổi bật trong thời trang. “Gucci cần tái trở thành một thương hiệu nằm trong suy nghĩ của những nhà lãnh đạo, những người yêu thời trang. Họ cần phải cảm thấy có nhu cầu đến cửa hàng Gucci”, ông tuyên bố. “Bạn cảm nhận gì về thương hiệu? Nhận thức của bạn về thương hiệu? Nó có phù hợp hay không? Công việc kinh doanh của chúng tôi không chỉ tập trung đến kết quả. Nó còn nói lên cảm nhận của bạn về thương hiệu và góc nhìn”.
NTK Giannini và GĐĐH di Marco. Họ là cặp đôi trong công việc và cuộc sống.
Khi nhắc đến vấn đề là sự đánh mất bản sắc rất rõ ràng ví dụ như bản sắc được nhấn mạnh dưới thời Tom Ford. “Theo tôi, Gucci đánh mất chút ít sự thích hợp trong một hoặc hai năm trở lại đây, vì thế tôi cho rằng thời điểm sẽ thay đổi”, ông Bizzarre giãi bày. “Cả Giannini và di Marco đều đem đến những điều ngạc nhiên cho Gucci. Họ đã tạo nên một công ty to lớn theo góc nhìn kinh doanh. Giờ đây, theo góc nhìn sáng tạo, đây là thời điểm tạo sự thúc đây thêm một chút khi nói đến tính hiện đại để làm cho Gucci phù hợp hơn nữa trong giới thời trang”.
Ông Bizzarre nêu, sự nhấn mạnh đổi mới trong đường hướng thời trang sẽ không có nghĩa là sự rút lui mà Giannini và di Marco tập trung vào tính thủ công hoặc sự nhận biết trước kia mà Giannini đã khiến toàn bộ trở thành nền tảng cho Gucci dưới thời cô làm việc. Nó cũng không có nghĩa là sự phủ nhận tất cả sản phẩm có mức giá dễ mua. “Công ty rất lớn. Bạn cần có những thứ dễ dùng và mức giá dễ mua”, ông kể. “Quan điểm là, cài gì thì nên có mức giá dễ mua? Nó cần phải tham khảo những thứ mang tính thời trang cập nhật. Điều đó không có nghĩa là chúng tôi sẽ phá hủy những gì chúng tôi đang có, không phải là như vậy. Nó là những thứ có giá trị, những thứ cần được kính trọng. Và vì quá lớn và chúng tôi có các thị trường khác nhau để đáp ứng. Nhưng luôn luôn chúng cần phải nối kết dưới cùng một cái bóng”.
Với phân khúc đó, ông Bizzari thích logo. Ông gọi logo Gucci là một tài sản tuyệt vời, cần được sử dụng một cách kiêu hãnh và đúng đắn. “Bạn đầu tư vào logo trong nhiều năm và sau đó bạn cảm thấy xấu hổ vì khuynh hướng đang diễn ra ở bên ngoài, và bạn khẳng định, “Tôi là người sành điệu. Tôi không dùng sản phẩn gắn logo? Đó không phải là sự tinh tế”, ông cho hay.
Chán khi giống nhau
Đúng hơn, ông Bizzare nhìn nhận việc ca tụng danh tiếng là cần thiết, sự gắn bó đối với một số mã hàng nhất định và đánh giá cao hướng đi đến giá trị tài sản thương hiệu uy quyền có thể đạt được chỉ bằng thời gian. Tuy nhiên, ông nhân thấy, danh tiếng cần được khơi gợi một cách chín chắn, ít nhất thương hiệu là “con tin được nắm giữ” bằng chính lịch sử của mình.
Ông Marco Bizzarri, GĐĐH Gucci hiện nay. Ông và ông Alessandro bắt đầu nhiệm kỳ mới vào ngày 1/1/2015.
Ông lưu ý rằng hai yếu tố quan trọng khi xem xét vị trí thương hiệu. Một là những giá trị thương hiệu, nối liền và có được danh tiếng của mình. Hai là văn hóa và khách hàng. “Phù hợp là hiểu cách khách hàng làm việc, và tôn trọng truyền thống của bạn nhưng tiến bộ và giao tiếp để tạo nên ý nghĩa cho ngày hôm nay. Nếu không bạn nhìn vào quá khứ, chuyện diễn ra cách đây 20 – 25 năm – không ai quan tâm, đặc biệt là ngày nay, trong thế giới di chuyển quá nhanh”.
Cón đối với người tiêu dùng, ở mức độ xa xỉ, càng giàu càng tốt. Tuy nhiên không có tiêu chuẩn cụ thể nào. Một khi là người yêu của mọi người, khách hàng khát khao giờ đây đang được nhìn nhận khác nhau như là vốn quý hoặc như sự hổ thẹn. Gucci khẳng định khách hàng là vốn quý. “Cô ấy là khách hàng của ngày mai. Bạn cần nâng niu cô ấy”, ông Bizzarri kể. “Bạn cần hiểu vì sao cô ấy muốn là một phần của thương hiệu của bạn. Và tại sao cô ấy có cảm hứng. Đó có phải là vấn đề thu nhập hoặc giá cả dễ mua khi nhắc đến sự phân phối hàng hóa?”.
Ông Bizzarri thừa nhận hình thức cực kỳ tăng trưởng trong thời trang là một sự may mắn pha trộn trong sự phân bố theo độ lớn của hàng xa xỉ. Ông biết thời trang là một nguyên tắc tình cảm và các công ty cung cấp hàng hóa quên đi chuyện phải gánh lấy mọi rủi ro. “Khi bạn nói đến các công ty lớn, bạn nhắc đến thị phần, việc kinh doanh…”, ông tâm sự, cho hay thêm rằng đó là những phần lớn của sự cân bằng.
“Mọi thứ liên quan đến nhau. Chúng tôi cần nuôi dưỡng tình cảm cho thương hiệu của chúng tôi cùng với doanh số. Chúng tôi cần duy trì và bảo vệ công việc làm ăn; chúng tôi có công ty trị giá 3.5 tỉ euro và chúng tôi có hàng ngàn người làm việc cho Gucci vì thế chúng tôi cần bảo vệ điều đó. Nhằm làm được việc này, chúng tôi cần cố gắng dẫn đầu, chúng tôi cần tạo ra tầm nhìn thông qua tình cảm và sự sáng tạo”.
Ông Bizzarri xoay quanh câu chuyện chủ đề đang được quan tâm. “Cách bạn làm là thông qua phương hướng sáng tạo tuyệt vời”, ông nêu. “Tôi thích sự thật rằng Alessandro bỗng dưng xuất hiện. Ông ấy làm việc ở đây lâu năm và rất có tình cảm với công ty. Ông ấy cực kỳ được kính trọng bởi mọi người xung quanh. Họ nhìn nhận ông ấy là người lãnh đạo và là người có thể đưa họ lên những bước cao hơn”.
“Ông ấy sẵn sàng chấp nhận rủi ro”, ông Bizzarri tiếp lời. “Gucci cũng quyết tâm nhiều với chuyện đó. Thương hiệu cần chấp nhận rủi ro, ngành công nghiệp cần chấp nhận rủi ro. Chúng tôi cần phải tiến lên phía trước. Nếu không, thật là nhàm chán nếu mọi người cứ giống y chang nhau”.
Mê Linh (dịch)
Nguồn: tapchithoitrangtre