Normal
0
false
false
false
MicrosoftInternetExplorer4
st1:*{behavior:url(#ieooui) }
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:#0400;
mso-fareast-language:#0400;
mso-bidi-language:#0400;}
Shengzi 37 tuổi, tốt nghiệp đại học kỹ thuật Nanyang với tấm bằng kỹ sư cơ khí. Nhưng công việc đầu tiên của Shengzi lại là kỹ sư hệ thống và sau đó là thực tập sinh ngành công nghệ thông tin rồi chuyển sang ngành giải pháp mạng. Shenzi bỏ nghề hai năm sau đó để bắt đầu kinh doanh trực tuyến nhãn hàng thời trang Num. Buổi biểu diễn thời trang đầu tiên do Shenzi tổ chức đã đánh dấu bước khởi đầu của NUM là buổi trình diễn đồ bơi nhãn hiệu Aussie Bum. Thấy mọi người bắt đầu chú ý đến các mẫu quần bơi nên Shenzi quyết định trình diễn các mẫu quần tại cửa hàng và bán trực tuyến.
Từ một kỹ sư công nghệ, Shenzi đã trở thành nhà thiết kế thời trang cho chính nhãn hiệu của mình: vẽ ra các kiểu áo pull nam ngộ nghĩnh và phá cách, nhưng đôi dép thể thao, đi chơi có kiểu dáng màu sắc trẻ trung, năng động…
Trong dịp sang Việt Nam, tham dự khai trương Cửa hàng thời trang Num đầu tiên ở Việt Nam trên đường Lý Tự Trọng, TP.HCM vào tháng 2 vừa qua, Shengzi đã chia sẻ với Lifestyle – Phong cách sống về phong cách kinh doanh khá độc đáo ở Shingapore và đưa mô hình này sang Việt Nam xem như bước “thăm dò” thị hiếu, thị trường thời trang ở Việt Nam.
– Ông đã nhận thấy tiềm năng gì mà lại nhắm vào thị trường ở Việt Nam mà không là các nước khác?
– Trước khi vào Việt Nam, tôi có tham dự nhiều diễn đàn dành cho doanh nghiệp nước ngoài do VCCI tổ chức. Tôi thấy thị trường thới Việt Nam đang rộng mở.
– Ông thấy phong cách thời trang của nam giới ở TP.HCM thế nào?
– Tôi thấy giới trẻ ở đây ăn mặc rất thời trang, cập nhật được thông tin và xu hướng thời trang thế giới. Nhưng hình như họ ít mặc áo thun mà phần nhiều lại chuộng sơ mi.
– Quan điểm của ông về thời trang?
– Màu đen và trắng chủ đạo tạo sự sang trọng, các nhãn khác sử dụng 2 màu này. Tôi nghĩ phải có nhiều màu khác nhau, tạo sự đa dạng hơn. Khi mặc trang phục, tôi quan niệm là tự nhiên, đẹp, đơn giản, thoải mái nhất. Có nhiều người nghĩ rằng mặc đơn giản sẽ không sang trọng, tôi không nghĩ thế.
– Thời trang Num so với các nhãn thời trang nam cao cấp ở Singapore hiện nay?
– Nhiều nhãn ở Singapore đã nổi tiếng khi muốn nâng cao hơn thương hiệu lại chuyển dần sang xu hướng nữ tính hóa. Num của tôi không theo xu hướng đó.
– Tại sao ông lại chọn 7 sắc cầu vồng khi trang trí chuổi cửa hàng và cả logo con tinh trùng đếu là “biểu tượng” của giới Gay, phải chăng…?
– Không phải tôi dùng biểu tượng của giới Gay mà là nhận diện thương hiệu cũng như marketing. Nhưng dĩ nhiên giới Gay cũng nhận ra điều gì đó và quan tâm đến Num. Họ luôn chấp nhận và thử cái mới. Vì vậy mà năm đầu tiên, 70% khách hàng của Num là Gay, đến nay đã phát triển thêm 15 chuỗi cửa hàng, khách hàng Gay chỉ chiếm 30% còn lại là khách hàng nam và nữ. Các cửa hàng thời trang nam thường dành riêng một góc riêng cho Gay, riêng Num lại tìm vị trí đẹp nhất để trưng bày. Chúng tôi thấy không có gì phải che giấu cả.
– Còn các đại sứ bán hàng của ông, từ đâu ông có ý tưởng thú vị này?
– Do tôi đi du lịch nhiều, quan sát nhiều. Trước giờ các cửa hàng thời trang thường do nữ phục vụ, trong khi tâm lý nam giới và giới Gay thích người bán hàng là nam hơn, thậm chí nữ đi mua hàng cũng thích được nam phục vụ, nên tôi nghĩ ra và ứng dụng ý tưởng này. Cửa hàng Num ở TP.HCM, ngoài các đại sứ bán hàng, tôi cũng chọn Hoa vương thế giới thứ 3 là Aaron làm gương mặt đại diện của Num ở Việt Nam.
– Ông nghĩ Num sẽ thành công ở Việt Nam?
– Nhiều nhãn khác đi theo chiến lược về giá, nhưng tôi đi theo hướng tạo phong cách, đầu tư cho phong cách và dần tạo cho người tiêu dùng Việt Nam chấp nhận, yêu thích phong cách này.
Cảm ơn Mr Shenzi, chúc ông thành công ở thị trường Việt Nam!
Box: Phong cách kinh doanh của Shenzi thể hiện từ kiểu mẩu sản phẩm, dép xỏ khác lạ đến poster quảng bá cũng không giống ai và hãy xem thêm lời giới thiệu sản phẩm – khá thú vị.
(ảnh Poster)
DÉP XỎ DOPIE
DOPIE là một định hình của dép quai hậu, hỏi một câu như thế này: những yêu cầu tối thiểu của 1 đôi dép là gì? Kết quả là những nét độc đáo và phong cách, mang đến cho người mang càm giác thoải mái khi di chuyển trên những đôi giày hoặc dép truyền thống.
DOPIE là kết quả của 1 nghiên cứu để cho ra đời một đôi dép sandal càng đơn giản càng tốt. Về mặt thuần túy nhất, DOPIE là 1 dạng dép có 1 quai ở giữa vừa bảo vệ bàn chân lại vừa giữ cho chân đi không bị trượt.
Kết quả là sự ra đời của một đôi dép với phong cách ấn tượng; nó không chỉ nhìn bắt mắt mà còn mang lại một cảm giác hoàn toàn mới cho người mang. Bàn chân của bạn sẽ có cảm giác như được phơi trần ra khi mang chúng và không có một đường giữa khe ngón chân nên nó không tạo ra một đường rám nắng.
Nguồn: http://newurbanmale.com/