Khi mới bắt đầu bước đi trên con đường ý nghĩa cuộc sống của bản thân mình tôi đã gặp rất nhiều khó khăn y hệt như ra biển lớn mà không có hải đồ. Khi đó tôi chợt nhớ đến những điều mà những bậc “tiền bối” đã dạy và coi đó như là la bàn chỉ phương hướng cho mình.
Những điều mà tôi viết ở cuốn sách này cũng giống như vậy. Trong số những các bạn trẻ chắc có một số bạn cũng có kí ức về sự phản ứng, không thích… như tôi khi đó. Nhưng mà tôi hy vọng khi gặp những khó khăn trên con đường lập nghiệp hoặc tạo tương lai cho cuộc sống thì các bạn hãy nhớ đến những lời khuyên chân thành mà tôi đã ghi ra ở đây. Tất cả đều là những kinh nghiệm, bài học sâu sắc mà tôi đã học được qua những trải nghiệm từ những khó khăn trong công việc cho đến những khổ đau trong cuộc sống.
Bởi cuộc sống vốn là một vở kịch và nhân vật chính là chúng ta. Bản thân mỗi chúng ta phải diễn vai trong chính vở kịch ấy. Vậy câu hỏi đặt ra cho chúng ta là phải vẽ nên một vở kịch trong suốt cuộc đời mình như thế nào?
Cũng có người nói rằng số mệnh của con người đã được quyết định ngay từ lúc mới được sinh ra. Nhưng tôi tin rằng nếu chúng ta luôn nuôi dưỡng tâm hồn và nâng cao tinh thần của bản thân thì chúng ta có thể làm thay đổi vận mệnh của chính mình. Thay về tìm cách thay đổi vận mệnh, chúng ta hãy tìm cách nuôi dưỡng tâm hồn của chính mình. Khi có tâm hồn rộng mở, cuộc sống của bạn sẽ thay đổi.
Thông tin về tác giả:
Inamori Kazuo: Sinh năm 1932 tại tỉnh Kagoshima, Nhật Bản. Ông tốt nghiệp Khoa Kỹ thuật Công nghiệp Đại học Kagoshima. Năm 1959, ông thành lập Công ty Cổ phần Kyoto Ceramic (hiện nay là Kyocera). Năm 1984, ông thành lập công ty DDI (hiện nay là KDDI) với cương vị Chủ tịch. Từ năm 2001, ông trở thành cố vấn tối cao. Năm 1984, ông trích 200 tỷ Yên (khoảng 200 triệu USD) từ tài sản riêng để thành lập Quỹ Inamori và Giải thưởng Quốc tế Kyoto. Giải thưởng Quốc tế Kyoto được đánh giá không thua kém Giải thưởng Nobel, hàng năm tổ chức khen thưởng những người có thành tích cống hiến cho sự phát triển và tiến bộ xã hội. Năm 1989, ông lập trường tư thục Seiwa để đào tạo các nhà quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời ông giữ chức hiệu trưởng.
Năm 2003, ông là người Nhật Bản đầu tiên được trao Giải thưởng lòng bác ái của Quỹ Canergie (Mỹ).
Nguồn: thaihabooks