Sáng kiến tiết kiệm nước trên vườn cà phê Việt Nam

Hưởng ứng Tuần lễ Nước Quốc tế (từ ngày 23 đến 28/8), mạng thông tin toàn cầu của Tập đoàn Nestlé có trụ sở ở Vevey, Thụy Sỹ đăng tải thông ghi nhận sáng kiến của nông dân Việt Nam trong giúp tiết kiệm nước trong sản xuất cà phê.

Tại Việt Nam, Nestlé khuyến khích và hướng dẫn nông dân tham gia dự án Nescafé Plan dùng những vật dụng rẻ tiền như chai nhựa, lon sữa bò đã qua sử dụng kéo giảm lượng nước tưới xuống 50% trong khi vẫn đảm bảo hiệu quả sản xuất. Trong khi theo một khảo sát trước đó của Nestlé, nông dân trồng cà phê, chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên, đang sử dụng một lượng nước trung bình gấp 3 tới 4 lần mức cần thiết trong cao điểm mùa khô từ tháng 11 tới tháng 4.

Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới và có tới 2.6 triệu người có đời sống kinh tế phụ thuộc vào cây cà phê. Phần lớn diện tích cà phê tập trung tại khu vực cao nguyên miền trung, tại đây 96 % lượng nước sử dụng cho canh tác nông nghiệp.

Tình trạng thay đổi khí hậu và việc sử dụng lãng phí nguồn nước trong nông nghiệp đồng nghĩa với với việc khan hiếm nước đang là một mối đe dọa ngày càng gia tăng đối với người nông dân, hộ gia đình và ngành công nghiệp cà phê.  Một nghiên cứu do Nestlé tài trợ đã đưa ra dự tính rằng trung bình những người nông dân sử dụng hơn 60% lượng nước cần thiết trong mùa khô từ tháng 11 tới tháng 4, gấp 3 tới 4 lần mức nước tưới cần thiết.

herstyle-nestle-sang-kien-cafe-viet-nam-3

herstyle-nestle-sang-kien-cafe-viet-nam-2

Vấn đề khan hiếm nước phát sinh những chi phí về môi trường và kinh tế

Ngoài những chi phí về môi trường, nguy cơ khan hiếm nước đang đe dọa ngành công nghiệp cà phê Việt Nam, nông dân trồng cà phê phải đối mặt với các chi phí về tài chính và nhân công.  Họ không phải trả chi phí cho nước bơm từ giếng khoan, nhưng họ phải mua xăng để chạy máy bơm và lãng phí thời gian vào việc tưới nước cho cây cà phê.

Ông Phạm Phú Ngọc, trưởng bộ phận hỗ trợ nông nghiệp của Nestlé giải thích rằng một cách để giải quyết vấn đề nước một cách nhanh chóng trên diện rộng là sử dụng những công cụ chi phí thấp mà người nông dân có thể dễ dàng áp dụng, và hướng dẫn cho những nông dân khác sử dụng những công cụ này.

Cà phê ở Việt Nam được trồng trong những trang trại nhỏ  có diện tích khoảng từ 2 tới 3 ha do đó những kỹ thuật quản lý quy mô lớn thường khó thực hiện, tuy nhiên những công cụ sáng tạo từ sáng kiến của  người nông dân thực sự rất hữu ích”, ông Ngọc cho biết.

Ông Ngọc đã giúp phổ biến phương pháp này tới  gần 20,000 nông dân trong mạng lưới “Kết nối nông dân” tại Việt Nam, những người cung cấp cà phê trực tiếp cho Nestlé.

Những công cụ đơn giản, dễ thực hiện này đang được nhân rộng tại Việt Nam

Bằng cách đặt một chai nhựa úp xuống đất và quan sát mức độ nước tụ lại trong chai, người nông dân có một công cụ để đo độ ẩm của  đất.  Khi những giọt nước nhỏ trở nên khan hiếm, người nông dân biết rằng đã đến lần tưới đầu tiên trong mùa khô.

Sự khéo léo chưa dừng lại ở đó.  Sau lần tưới đầu tiên, người nông dân sử dụng một vỏ lon sữa bò để đo lượng nước mưa mà cây cà phê hấp thu được- điều này giúp người nông dân điều chỉnh lượng nước tưới trong suốt mùa khô.  Ví dụ một vỏ lon sữa bò chứa 1 phần 6 lượng nước mưa trong đó, anh ta biết được là cây cà phê gần đó đã tiếp nhận khoảng 100 lít nước.  “Cũng có thể dùng cả chai nhựa” , ông Ngọc cho biết .  “Điều này hiệu quả hơn việc sử dụng những công cụ khoa học phức tạp khiến người nông dân khó nắm bắt.”

Nông dân trồng cà phê Viêt Nam thường sử dụng 700 – 1000 lít nước cho một cây cà phê mỗi lần tưới , ông Ngọc giải thích, nhưng bây giờ chỉ cần sử dụng 300 – 400 lít nước, vụ mùa cà phê thu hoạch vẫn cho kết quả tương tự.  Vì vậy hiệu quả tiết kiệm nước đạt hơn 50% trong nhiều trường hợp.

Phương pháp cơ bản này phù hợp với các nông hộ nhỏ tại Việt Nam

Trong khi nông dân ở nhiều nước phát triển có thể áp dụng các phương pháp phức tạp hơn để giảm thiểu lượng nước tưới, phương pháp cơ bản này và việc phổ biến phương pháp này tới các nông hộ nhỏ thực sự hiệu quả đối với khu vực trồng cà phê tại Việt Nam.  Các vỏ lon sữa và các chai nhựa là những ví dụ điển hình về những công cụ đơn giản nhưng có ý nghĩa quan trọng.

Là một phần trong dự án toàn cầu NESCAFÉ Plan, Nestlé đẩy mạnh  những hoạt động hướng dẫn bảo tồn nguồn nước trong mạng lưới Kết nối nông dân tại Việt Nam, thông qua việc phổ biến  những kinh kiệm canh tác nông nghiệp bền vững do Nestlé và tổ chức Rain Forest phát triển,

Bên cạnh đó, Nestlé cũng phối hợp với Tổ chức phát triển và hợp tác của Thụy Sỹ (SDC), nhằm hỗ trợ những nông dân khác ngoài mạng lưới  những kinh nghiệm canh tác nông nghiệp bền vững bao gồm cả việc quản lý nguồn nước.

“Chai nhựa và vỏ lon sữa là những công cụ đơn giản để đo độ ẩm của đất, giúp người nông dân biết được khi nào là thời điểm tốt nhất để tưới nước”.  ông Carlo Galli, Giám đốc kỹ thuật của Nestlé phụ trách về vấn đề bảo tồn nguồn nước  tại Thụy sỹ cho biết.  “Kinh nghiệm ở Việt Nam không phải là việc áp dụng công nghệ cao, mà đó chính là sáng kiến từ  thực tế  và việc áp dụng những công cụ đơn giản”.

herstyle-nestle-sang-kien-cafe-viet-nam-1

Thái Hằng / Depvaphongcach.vn

Thông tin được cung cấp bởi Nestle