Niềm tin đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy các mối quan hệ phát triển không chỉ trong đời sống thường nhật mà còn trong công việc. Tại nơi công sở, niềm tin đó được thể hiện qua mối quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau và đặc biệt giữa sếp và nhân viên. Nó là động lực thúc đẩy công việc, đồng thời là chất keo gắn kết các phần tử trong công ty. Vậy làm gì khi sếp không tin tưởng bạn? Hãy áp dụng những lời khuyên sau đây nhé.
Xác định rõ vấn đề và mục tiêu
Đầu tiên, hãy bắt đầu bằng việc trò chuyện với sếp để xác định rõ vấn đề và mong muốn giải quyết triệt để. Nếu cứ mãi ngại ngùng mà không dám thẳng thắn, thì bạn sẽ mãi mắc kẹt trong tình trạng không hiểu mình đã làm gì sai để bị thất tín như vậy. Ví dụ, bạn có thể nói: “Tôi nhận ra rằng gần đây, chúng ta đã có một số vấn đề. Tôi muốn sếp có thể giúp tôi hiểu rõ vấn đề là gì, và tôi hứa sẽ lấy lại niềm tin của sếp.”
Sẵn sàng chịu trách nhiệm
Bước tiếp theo, chấp nhận thực tế là bạn đã làm sai và chuẩn bị tinh thần sẵn sàng đón nhận trách nhiệm cho sai sót đó. Nhận lỗi không có nghĩa là bạn đã tự tay chấm hết mọi thứ, mà là cho mọi người thấy bạn là một người luôn sẵn sàng học hỏi và sửa chữa. Đây là đặc điểm mà các ứng viên tìm vệc làm tại TPHCM, Hà Nội… cần có và bạn cũng nên như vậy.
Hãy chủ động! Đừng đợi đến lúc sếp “sờ gáy” mình rồi mới đứng ra chịu trách nhiệm. Trong mọi trường hợp, bạn cần là người nắm rõ những gì bản thân mình đang gặp phải và không ngại những hệ quả kéo theo. Hãy coi đây là một bài học cho mình rút ra những kinh nghiệm quý giá.
Thực hiện những gì đã hứa
Đã đến lúc bạn nhìn lại những lời hứa hẹn của mình với người quản lý. Thất hứa là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến sếp ngán ngẩm trước những pha hứa hẹn cho có của nhân viên. Do đó, khi cố gắng lấy lại niềm tin nơi sếp, bạn cần chắc chắn rằng bạn phải thực hiện các lời hứa của mình. Nếu trong quá trình thực hiện có vấn đề xảy ra quá tầm kiểm soát của bạn, hãy giải quyết ngay lập tức để tránh hệ lụy. Sếp của bạn sẽ hiểu rằng bạn đã nhận thức được tình huống, bạn không trốn tránh nó và bạn đang cố gắng hết sức để thực hiện.
Nỗ lực làm việc
Không có lời hứa hẹn nào giúp bạn lấy lại niềm tin bằng cách chứng minh năng lực thông qua các hoạt động thực tiễn. Hãy tập trung tối đa vào công việc, không xao nhãng, đi sớm về muộn, thậm chí là xung phong nhận một dự án không ai muốn làm… Khi bạn nỗ lực cho sếp thấy bạn đang dùng hành động để hiện thực hóa những lời hứa của mình, bạn sẽ dần lấy lại được chỗ đứng trong lòng cấp trên.
Kiên nhẫn chờ đợi
Niềm tin không thể bị phá vỡ trong một sớm một chiều, mà đó là sự tích tụ của nhiều sai lầm lặp đi lặp lại. Cũng giống như vậy, nếu sếp không tin tưởng và bạn muốn lấy lại niềm tin ấy, bạn cũng phải cần đi từng bước một. Đừng thúc giục, đừng đổ lỗi cho sếp vô lí, cũng đừng buông xuôi. Để lấy lại sự tin tưởng của sếp, bạn cần có tinh thần tích cực cùng với những hành động hiệu quả. Dần dần, sếp sẽ nhận thấy sự thay đổi theo chiều hướng tốt lên của bạn và trở lại tin tưởng bạn như ban đầu.
Xin lời khuyên, sự giúp đỡ từ các “tiền bối”
Cuối cùng, cũng đừng ngần ngại hỏi ý kiến từ các tiền bối giàu kinh nghiệm trong công ty. Hầu như ai cũng từng gặp những khúc mắc trong quá trình làm việc và trải qua nhiều “cung bậc” trong mối quan hệ đối với cấp trên. Việc bạn thành thật với các đồng nghiệp khác về những thiếu sót của mình trong công việc không có nghĩa là xem thường bản thân mình, mà là bạn đang nhận thức được bản thân và mong muốn thay đổi.
Tóm lai, khi nhận thấy sếp không tin tưởng bạn và bản thân trong tình trạng bị “mất điểm” trầm trọng với sếp, hãy bình tĩnh và nhìn nhận đúng đắn về tình hình. Gây dựng niềm tin không dễ, nhưng cũng không phải quá khó. Chỉ cần bạn chân thành, chăm chỉ, cầu tiến và thực sự quan tâm đến công việc, bạn sẽ được sếp tin tưởng trở lại.
Phương Hà