Normal
0
false
false
false
MicrosoftInternetExplorer4
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:#0400;
mso-fareast-language:#0400;
mso-bidi-language:#0400;}
Câu chuyện thứ nhất
Cô bạn của tôi dù chỉ mới bước qua tuổi 27 nhưng đã là bà chủ của một quán ăn nhỏ 3 năm nay. Thời buổi kinh tế khó khăn, doanh thu giảm sút, việc nhiều tối mắt tối mũi, nhưng gặp cô bất cứ nơi nào cũng thấy cười thật tươi. “Bị stress liên tục, chủ yếu là do công việc mà ra, tôi phải tìm cách cân bằng, bù đắp cho cái mệt mỏi trong kinh doanh bằng cuộc sống vậy.
Tôi có 3 giải pháp để lấy lại thế cân bằng: một là kéo lũ bạn đi tám, hai là chạy vòng vòng ngoài đường, nhưng chủ yếu là buổi tối, ban ngày không dám đi vì kẹt xe kinh khủng, ba là tìm góc nào đó khóc một trận ngon lành là xong. Ngủ một giấc đến sáng là thấy nhẹ nhõm, nở nụ cười thật tươi đón ngày mới. Lại bắt tay vào công việc”. Vừa kể, cô chủ nhỏ 8x cười tươi tắn.
“Mình còn có một biệt tài cân bằng rất hay là dù có bị stress nặng đi chăng nữa thì gặp bất cứ ai, mình cũng nở nụ cười tươi rói, không ai nhận ra là mình đang buồn cả. Nụ cười quan trọng lắm trong việc xây dựng cho bản thân cuộc sống cân bằng lắm đấy”. Nói xong, cô lại cười… cực tươi!
Câu chuyện thứ hai
Anh là bạn thân của tôi. Chỉ là một nhân viên, nhưng làm việc xuất sắc được các sếp tin tưởng, chính sự tin tưởng đó đã tạo cho anh áp lực – luôn trong tình trạng mất thăng bằng. Hết các dự án rồi đến chuyện gia đình, chuyện người yêu, bạn bè… Thế là nó khiến anh rơi vào mớ bòng bong hỗn tạp của sự chao đảo, stress nặng mà không tìm được con đường cân bằng cho mình.
Một lần, vừa cãi nhau một trận với người thân xong, lại gặp bạn bè trách móc vì “lo việc, quên bạn bè”, anh tắt máy tính, tắt luôn điện. Anh vào bồn tắm, ngâm mình bằng nước nóng, và quyết nằm trong đó ngủ luôn. Thế là từ đó về sau, mỗi khi bị stress nặng, hay mất cân bằng là anh lại ngâm mình suốt trong bồn nước nóng. “Ít nhất là tôi ở trong đó 5 tiếng đồng hồ, có khi ngủ quên luôn. Nhiều người nói tôi ngu ngốc, không sợ ngâm mình rồi ngủ luôn không bao giờ thức dậy nữa à, tôi cũng sợ và lo lắng, nhưng đó chính là lúc tôi bỏ đi quên hết mọi ưu phiền của cuộc sống. Tôi dự định sang năm mới sẽ thành lập công ty riêng của mình, áp lực càng nhiều hơn mà cân bằng trong bồn tắm thế này, tôi sẽ không còn sức nữa”.
Hỏi anh sao không tìm những thú thư giãn khác như xem ti vi, nghe nhạc, đọc sách, đi chơi… anh trả lời: “Có chứ nhưng những thú ấy vẫn không giúp tôi lấy lại cân bằng được, và những lúc như thế, tôi khó mà có được nụ cười với bất kỳ ai, gặp ai cũng muốn gây sự”. Thở dài anh chia sẻ.
Học cách sống cân bằng
Hai câu chuyện, vừa nghe chúng ta thấy như là của ai đó xa lạ, nhưng ngẫm lại nó giống như chính câu chuyện trong cuộc sống mà chúng ta có thể gặp phải. Thế thì làm sao chúng ta học được cách cân bằng cuộc sống cho chính bản thân mình. Mỗi người sẽ có quan điểm và chọn lối sống khác nhau, và ai cũng muốn, lòng mình thoải mái và dễ chịu, vậy thì bạn hãy thử những cách cân bằng sau đây:
Phân phối thời gian hợp lý: Đừng ôm vào mình nhiều thứ quá sức và không biết có kịp hoàn thành đúng thời gian hay không. Hãy biết sắp xếp thời gian nào thì dành cho công việc, thời gian nào thì dành cho việc tiếp khách, thời gian nào dành cho giải trí, nghỉ ngơi. Một sự phân bố thời gian khoa học sẽ giúp bạn có một cuộc sống cân bằng hơn.
Dành thời gian cho bản thân: Nếu cảm thấy mệt mỏi, hãy tạo cơ hội để có thời gian nghỉ ngơi và giải trí. Hãy xem ti vi nếu bạn cảm thấy thích xem. Hãy đi nghỉ vài ngày nếu bạn muốn có thời gian để refresh lại cái đầu. Nghỉ ngơi cũng giống như một lần "nạp điện", sẽ tiếp sức cho bạn trong công việc về sau.
Đơn giản hóa vấn đề: Bạn không cần thiết phải tỏ ra bận rộn từng giây, mỗi phút trong ngày. Hãy tập thói quen nói "không" với những thứ mà bạn không muốn, hoặc không có thời gian để thực hiện, và đừng cảm thấy có lỗi vì điều này. Thay vào đó, hãy dành thời gian cho gia đình và bạn bè.
Bình tĩnh tháo gỡ các yêu cầu: Không ít lần bạn bị giằng co giữa nhiều trách nhiệm và cảm thấy mình không đủ để thỏa mãn tất cả mọi yêu cầu. Khi đó, hãy tự hỏi bản thân "Cái gì thú vị và xứng đáng cho bạn và gia đình nhất?". Đừng để ý tới những lựa chọn tốn thời gian quý báu mà lại vô bổ. Nên suy nghĩ và mong đợi khách quan về bản thân và người khác, đồng thời học cách thích nghi trong mọi tình huống.
Hãy sáng tạo: Hãy luôn cố gắng tìm ra những sở thích mới cho mình. Hãy thử vẽ, thử viết, thử chụp ảnh, biết đâu bạn sẽ phải ngạc nhiên vì năng khiếu mới được "khai quật" của mình đấy và điều quan trọng là nó sẽ mang niềm vui đến cho bạn, giúp bạn cân bằng cuộc sống.
Lên kế hoạch: Đừng để nước tới chân mới nhảy, đừng để phải hoảng hốt khi công việc này chưa xong, việc khác lại đến. Hãy dành ra một thời gian ngắn để lên kế hoạch trong tuần đó, bạn sẽ không bị động về thời gian.
Ăn uống hợp lí: Đừng ăn quá nhiều và cũng đừng quá ít. Điều quan trọng hơn cả là phải ăn đúng bữa, đừng để đến khi đói meo rồi lại ăn ngấu nghiến. Một chế độ ăn uống điều độ sẽ giúp bạn có sức khoẻ và sự minh mẫn, tránh những sự mất cân bằng không đáng có do việc ăn uống mang lại.
Tập thể dục: Hãy biết tranh thủ những thời gian ngắn ngủi để tập thể dục, nếu đi tập được thì chẳng còn gì tốt bằng, nhưng nếu bạn quá bận thì những động tác đứng lên ngồi xuống trong văn phòng cũng là điều hết sức tốt. Hãy tranh thủ những chiếc cầu thang bộ hay những đoạn đường đi ăn cơm để vận động cơ thể. Bạn sẽ thấy mình đỡ căng thẳng hơn nhiều.
Học cách biết ơn và nhìn vào khía cạnh tích cực của cuộc sống: Bình lặng nghĩ về cuộc sống xung quanh, bạn tự hỏi mình phải biết ơn điều gì? Hãy dành vài phút mỗi ngày để viết ra ít nhất 5 thứ mà bạn hiểu rằng cần cảm ơn. Đó là một cách hiệu quả để đánh giá có bao nhiêu việc đã diễn ra đi đúng hướng cuộc đời bạn